Vụ NASA đánh mất hồ sơ lưu trữ tàu vũ trụ Apollo 11

02/09/2006 23:03 GMT+7

Trung tuần tháng 8 vừa qua, Cơ quan hàng không và không gian Mỹ (NASA) đã đánh mất toàn bộ hồ sơ lưu trữ chuyến thám hiểm hạ cánh xuống mặt trăng của tàu Apollo 11. Đây quả là "tin tức tốt lành", "món quà tặng" bất ngờ đối với các nhà khoa học từng nghi ngờ tính chân xác của chuyến thám du này.

Tin tức được đưa ra lúc đầu làm nhiều người bị sốc: Làm sao có thể cùng lúc mất 700 hộp đựng băng video, hình ảnh tại lưu trữ của NASA? Không có gì đáng ngạc nhiên cả, những người có trách nhiệm giải thích rằng, sau hàng chục năm lưu trữ như thế, các hộp đựng băng video, phim ảnh này không ít lần được các nhân viên xê dịch, thay, thậm chí họ còn lẫn lộn cả các ký hiệu chuyên ngành trên các hộp... Tóm lại, giờ thì các bản gốc "một bước chân nhỏ của con người - bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại" nằm ở đâu không ai biết được.

Sẽ không có gì đáng nói lắm, nhưng chương trình chinh phục mặt trăng được Mỹ thực hiện vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, cụ thể là chuyến đổ bộ xuống hành tinh đầy tự hào này của nước Mỹ lại gây nên nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Thậm chí một số các nhà nghiên cứu còn gọi đó là "một trong những sự lừa dối có quy mô lớn nhất thế kỷ XX".

Những hình ảnh chấn động

Việc đánh mất kho tư liệu nêu trên trong bối cảnh các cuộc tranh luận xung quanh chương trình chinh phục mặt trăng vẫn tiếp diễn có thể là lối thoát tốt. Năm tháng trôi qua, câu chuyện sẽ rơi vào quên lãng và có thể chỉ được nhắc lại sau hàng


Dấu chân của nhà du hành vũ trụ Mỹ trên mặt trăng

chục năm nữa khi có quốc gia nào đó lập lại kỳ tích đưa người đổ bộ xuống "vệ tinh của trái đất". Giờ thì chỉ đến khi con người thấy tận mắt dấu giày của các nhà du hành vũ trụ Mỹ hay dấu vết còn lại của các thiết bị khoa học đổ bộ xuống mặt trăng mới cho phép trả lời chính xác câu hỏi: Người Mỹ đã có mặt ở mặt trăng?

Cần nhắc lại rằng, từ năm 1969 đến năm 1972, theo thông tin chính thức từ phía Mỹ, họ đã đưa 9 đoàn thám hiểm lên mặt trăng, 6 trong số đó bao gồm 12 người đã tiếp cận với mặt trăng. Và vào ngày 21/7/1969, khoảng 600 triệu người trên trái đất được xem trực tiếp qua truyền hình phóng sự tàu Apollo 11 đưa nhà du hành Mỹ Neil Alden Armstrong cùng hai nhà du hành khác là Michael Collins và Edwin Aldrin đổ bộ xuống mặt trăng. Đó là cảnh người Mỹ đi lại, chạy nhảy hàng giờ rồi thu thập nhiều bao đựng đất đá... Loài người chấn động khi xem những hình ảnh này qua màn ảnh nhỏ.

Những nghi vấn thuyết phục

Vậy thì tại sao lại xuất hiện làn sóng nghi ngờ? Nguyên nhân có phần là do phía Mỹ không mong muốn chứng minh vụ việc. Chỉ đến tháng 11.2002, NASA mới đề nghị cựu kỹ sư của mình là James Oberg - một trong những nhà nghiên cứu danh tiếng về lịch sử vũ trụ - bác bỏ các chứng cứ được cho là giả tạo. Nhưng điều này dường như là kịch bản được dàn dựng sẵn, trong đó James Oberg đưa ra các chứng cứ không mấy thuyết phục nhằm phản bác lại các ý kiến của những nhà khoa học khác khi cho rằng vì sao lá cờ vẫn bay trong điều kiện chân không, hay không thấy các vì sao trong các bức ảnh được truyền về, hoặc tại sao bóng của các nhà du hành vũ trụ lại đổ theo những hướng khác nhau?

Nếu chỉ chuyện lá cờ và các nhà du hành không nhìn thấy các vì sao thôi thì không có gì đáng lưu tâm. Điều quan trọng là cả ba nhà du hành Mỹ đều không thực hiện các "bước nhảy mặt trăng tự do". Bởi các bước nhảy của họ trên mặt trăng chỉ cao có 45 cm (giống bước nhảy trung bình ở trái đất) và sải chân các bước đi của họ cũng chỉ dài có 1m. Trong điều kiện không trọng lượng, nếu ở mặt trăng thật thì bước nhảy của họ phải là 1,5m, còn sải chân các bước đi phải đạt 3m. Ngay cả chuyện các bộ đồ không phồng lên của họ cũng dấy lên sự nghi ngờ. Các bộ đồ thật khi ở mặt trăng đáng ra phải phồng lên


Bộ trang phục của nhà du hành vũ trụ trên mặt trăng cũng làm dấy lên sự nghi ngờ

trong điều kiện áp suất bị giảm. Hơn thế nữa, không có người nào trong đoàn thám hiểm của Apollo 11 sau này kêu ca về sức khỏe của mình, ít nhất là ảnh hưởng về bức xạ do các bộ đồ bay quá mỏng so với các bộ đồ tương tự hiện nay.

Nhưng cơ sở chính để các nhà khoa học nghi ngờ về việc người Mỹ chưa đặt chân lên mặt trăng lại nằm ở khía cạnh khác: Mỹ đã đạt được thành công không thể tưởng tượng nổi trong điều kiện thiếu vắng sự hỗ trợ của các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như hệ thống computer điều khiển việc hạ và cất cánh. Theo lời kể của nhà du hành vũ trụ người Nga - Aleksey Leonov, người đã không thể hạ cánh xuống mặt trăng được bởi vì độ nguy hiểm rất cao: Trong thời khắc quyết định, nếu chỉ chậm nửa giây trong việc vận hành các động cơ hãm thì chắc chắn phải đánh đổi mạng sống. Trên thực tế điều này đã xảy ra với Apollo 13, thay vì phải hạ cánh xuống mặt trăng nó phải bay xung quanh hành tinh này và may mắn không ai tử vong. 

Người Mỹ bay đến và hạ cánh xuống mặt trăng, sau đó lại bay về trái đất. Thật ngoạn mục. Cách họ hạ cánh cũng êm ả bởi vì khi phía Liên Xô trước đây đưa các xe tự hành Lunakhot của mình xuống mặt trăng, thì gió từ các động cơ làm nổi lên đám bụi có bán kính đến hàng trăm mét, vậy mà người Mỹ lại hạ cánh theo cách không đụng đến bề mặt và để lại những dấu tích huyền thoại...

Những người phản biện còn đưa ra giả thuyết làm thế nào để "đổ bộ xuống mặt trăng". Theo họ thì không cần phải nghĩ ngợi ra điều gì đặc biệt - tất cả được


Mặc dù trong điều kiện chân không nhưng lá cờ Mỹ vẫn bay phấp phới trên mặt trăng - ảnh: NASA/AFP

viết và được truyền đạt cho các thành viên chuyến thám du cũng như những người chứng kiến sự kiện thực hiện. Trong hồi ký của mình, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Konstatin Feoktistiv viết về chuyến đi tới NASA: "Từ sân bay, chúng tôi đến Langley, nơi mà họ cho chúng tôi xem thiết bị luyện tập chuẩn bị cho việc hạ cánh xuống mặt trăng (...). Địa điểm hạ cánh được làm như ở bề mặt mặt trăng, rồi ánh sáng mặt trời nhân tạo (...). Còn tại Houston là trung tâm luyện tập để hạ cánh. Đấy là một tổ hợp lớn, trong đó tất cả được bài trí như cảnh thật, có mô hình con tàu Apollo, rồi ca-bin dành cho hai người luyện tập có thể bay lượn trong không trung. Theo quan điểm cá nhân của tôi, người Mỹ thật uổng công khi làm ra trung tâm luyện tập đắt tiền này". Không có gì là "uổng công" cả - những người phản biện khẳng định -  Nơi đây người ta sẽ dàn dựng cảnh đổ bộ xuống mặt trăng như ở Hollywood. 

Giải pháp tối ưu

Tất nhiên chuyện quay thật hay giả sẽ được xác định ngay khi có bản gốc. Bởi vì những gì mà 600 triệu người chứng kiến chỉ là bản sao, còn những hình ảnh đầu tiên từ mặt trăng được ghi hình với tốc độ 10 hình/giây bằng thiết bị của NASA, nhưng khi phát lên màn ảnh nhỏ tốc độ đã là 60 hình/giây.

Thế nhưng cho dù có tìm thấy lại kho lưu trữ này và nghiên cứu chúng thì cũng không ai trả lời được câu hỏi chính: Tại sao sau thành công ngoài tưởng tượng này, cả Mỹ và cả Liên Xô


Alden Armstrong đã nói: "Một bước chân nhỏ của con người - bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại" khi thám du mặt trăng - ảnh: NASA

đều vứt bỏ chương trình chinh phục mặt trăng? Và hơn thế nữa, hàng chục năm đã trôi qua mà thành tích độc nhất này không được lập lại? Không đủ trang thiết bị hay sao? Nhưng nhiều hãng đã không ít lần từng đồng ý chi ra hàng tỉ USD để nghiên cứu mặt trăng. Nếu các bạn muốn bay, chúng tôi sẽ tài trợ. Thế nhưng họ không muốn bay thật.

Hay họ không có khả năng bay? Trả lời cho câu hỏi này chính là Trung Quốc. Cách đây không lâu, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chương trình đưa người đổ bộ xuống mặt trăng. Tổng thống Mỹ G.Bush cũng ra lệnh phải đẩy nhanh chương trình này. NASA trả lời như thế nào? Cần phải có hàng trăm tỉ USD và gần 50 năm để thiết kế con tàu vũ trụ tương ứng. Thế thì đâu rồi những con tàu cũ đã từng làm nên huyền thoại?

Câu hỏi này thật khó trả lời, vậy thì cách tốt nhất là làm mất toàn bộ hồ sơ tư liệu gốc về "một bước chân nhỏ của con người - bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại" cũng như các luận chứng kỹ thuật về chương trình chinh phục mặt trăng trước đây. (Theo Lenta, Itogi, Cnews)

Hoàng Hoài Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.