- Trước đây, hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc đều sử dụng máy bắn tốc độ không ghi hình (hiện nay một số nước trên thế giới vẫn còn sử dụng loại máy này) khiến người vi phạm cự cãi, họ cho rằng, máy không chứng minh được xe nào vi phạm tốc độ... Vì vậy từ năm 2005, Cục CSGT đường bộ-đường sắt (Cục CSGT) đã ra quyết định ngưng sử dụng toàn bộ máy bắn tốc độ không ghi hình. Giữa năm nay, Cục CSGT đã trang bị cho lực lượng CSGT các tỉnh thành một số máy bắn tốc độ có ghi hình, trị giá mỗi chiếc gần 500 triệu đồng trong đó Phòng CSGT đường bộ - Công an TP.HCM được 3 chiếc. Ngoài việc tập huấn cho cán bộ chiến sĩ cách sử dụng máy, Phòng CSGT còn tổ chức cho anh em đi bắn thử để rút kinh nghiệm và 3 chiếc máy trên đã chính thức được đưa vào sử dụng hồi đầu tháng 10 vừa qua.
* Tính năng của máy thế nào? Loại phương tiện nào bị kiểm tra và được thực hiện trên tuyến đường nào?
- Ông Thân Minh Khuya: Ưu điểm của máy là đo chính xác từ tốc độ 1 km/giờ đến 32.320 km/giờ; cự ly đo từ 20 - 60m; máy sẽ hiển thị cập nhật mỗi giây 2 lần; hướng ngắm phân biệt mục tiêu đang đến gần và đi xa dần; bộ nhớ lưu trữ đến 1.000 ảnh; có âm thanh báo bắt tín hiệu và ghi nhận hình ảnh. Việc bắn tốc độ sẽ được thực hiện trên các tuyến đường như quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13, quốc lộ 22, đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn các trạm CSGT số 2, 4, đội 5, 6 và chủ yếu tập trung kiểm tra xử lý các loại xe ô tô.
Chúng tôi đang đề nghị thành phố trang bị tiếp cho lực lượng CSGT loại thiết bị đo tốc độ xe cơ giới đường bộ sử dụng được cả ban đêm. Vì ban đêm các phương tiện không chấp hành luật giao thông rất nhiều mà đa phần là vi phạm lỗi chạy quá tốc độ quy định.
Hoài Nam
(thực hiện)
Bình luận (0)