- Các bạn phải chấp nhận thực tế, tất nhiên không thể ngày một ngày hai mà có thể phát triển lên được. Một trong những yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển đó là một hệ thống ngân hàng đủ mạnh để cạnh tranh, một hệ thống ngân hàng mà người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận. Điều chính yếu để có được một hệ thống ngân hàng có chất lượng, hay một ngành kinh doanh khác cũng vậy, là cho phép sự cạnh tranh lành mạnh.
* Theo ông, Việt Nam có thể trở thành trung tâm tài chính khu vực?
- Có 2 yếu tố căn bản để trở thành một trung tâm tài chính. Một là phải có một hệ thống pháp luật đẳng cấp quốc tế và hoạt động độc lập. Hai là khả năng chuyển đổi đồng tiền mà không bị ràng buộc về số lượng. Nếu không đạt được mức độ như vậy, Việt Nam không thể trở thành trung tâm tài chính của khu vực hay quốc tế. Tôi cho rằng vẫn còn sớm lắm để Việt Nam trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Việt Nam nên xem xétá đến việc hoàn thiện để có thể trở thành một thị trường vốn nội địa thực thụ đã. Việc hình thành thị trường vốn, tăng cường cổ phần hóa để có nhiều hàng hóa đưa vào thị trường sẽ thu hút nhà đầu tư quốc tế đến làm ăn. Có một câu châm ngôn là bạn phải đi vững trước khi chạy. Trong vòng 10 năm nữa, Việt Nam cũng khó mà trở thành trung tâm tài chính khu vực. Hãy nhìn Trung Quốc như một ví dụ, họ đã có 20 năm nhưng họ cũng có những vấn đề chưa xử lý được. 20 năm qua, họ đã làm được rất nhiều nhưng cũng chỉ mới là bắt đầu. 10 năm không phải là một quãng thời gian đủ dài. Các bạn còn phải mất nhiều thời gian để mọi người thừa nhận. Và dĩ nhiên các bạn phải xây dựng lòng tin và tạo ra sự tự tin nơi các nhà doanh nghiệp.
* Các ngân hàng trong nước một mặt muốn tăng năng lực qua việc hợp tác với ngân hàng nước ngoài, nhưng mặt khác cũng e ngại bị các ngân hàng nước ngoài thâu tóm. Ông có ý kiến gì?
- Tôi rất hiểu chuyện này. Ở nước nào cũng vậy thôi. Đúng là luôn xảy ra những mâu thuẫn như vậy và cũng là chuyện bình thường. Vì thế, tôi nghĩ là việc giảm điều tiết của Nhà nước vào hoạt động kinh tế phải được xem xét đánh giá nghiêm túc. Nhưng Nhà nước phải kiểm soát, quản lý quá trình tự do hóa, không phải tự do hóa tất cả là tốt, tự do hóa phải hướng đến mục tiêu tốt đẹp cho đất nước. Vậy cái gì nên làm? Tôi cho rằng đã đến lúc các bạn phải cải thiện tình hình để nâng lên đẳng cấp quốc tế. Và các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp các ngân hàng trong nước thực hiện điều đó. Đây là cơ hội cho các ngân hàng trong nước hợp tác để hoàn thiện mình.
* Cám ơn ông.
Trung Bình (thực hiện)
Bình luận (0)