Nghề nail đã xuất hiện từ lâu trong cộng đồng người Việt trên đất Mỹ. Tạp chí Nailtec (dành cho nghề nail) thống kê, trên toàn nước Mỹ có khoảng 60.000 tiệm nail và quá nửa số đó do người Việt làm chủ. Hơn 100.000 người Việt ở Mỹ sống bằng nghề nail, chiếm tỷ lệ 8 - 10% so với các nghề khác. Người Việt không chỉ cặm cụi làm đẹp móng tay, chân cho khách mà còn mở thêm cửa hàng cung cấp vật liệu, hóa chất, dụng cụ cho các tiệm nail. Với bản chất vốn khéo léo, chịu khó, người Việt đã nhanh chóng làm chủ thị trường béo bở này.
Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, tình trạng "trăm hoa đua nở" trên đất khách quê người của các tiệm nail đã dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa những người Việt trong nghề, giá dịch vụ và tiền lương sụt thê thảm. Trước đây, để làm một bộ nail trọn vẹn người ta phải mất đến 180 USD, hiện nay chỉ còn 40 USD. Nhiều chủ tiệm cho biết họ luôn cần thêm nhân viên, nhưng nhân viên họ cần là những người có bằng cấp được công nhận bởi các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp lại đang rất khan hiếm.
Các trường dạy làm nail tại Mỹ cũng đáp ứng rất nhanh nhu cầu học bằng cách giảng dạy toàn bằng tiếng Việt, nhưng khi thi lấy chứng chỉ lại phải thi bằng tiếng Anh. Mà điều này lại rất khó với những người dân nhập cư vốn không "giàu có" gì về Anh ngữ. Mặt khác, để đủ tiền trang trải cho một khóa học đối với họ là rất khó khăn.
Thị trường nail tại Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tuy chưa thực sự khốc liệt bằng thị thường nail của cộng đồng người Việt tại Mỹ nhưng cũng chưa phát triển chuyên nghiệp và có định hướng rõ ràng. Hiện tượng các tiệm làm nail, dạy nghề nail mọc lên như nấm trong thời gian gần đây cũng chỉ cho thấy sự làm ăn manh mún, đơn lẻ... Mỗi khóa học nghề nail 3 tháng tại Việt Nam trung bình từ 5 đến 7 triệu. Giá mỗi lần trang trí nail cũng rẻ, chỉ cần 50 ngàn đồng là có thể sở hữu một bộ nail được đắp decal, hay đắp nổi đẹp mắt. Ngoài sơn hay làm móng tay, móng chân như thường lệ, các quý bà ngày nay còn đến tiệm để được vẽ trang trí lại nail sao cho thật bắt mắt. Vẽ nail cũng rất đa dạng, vẽ theo mùa, theo lễ hội như Giáng sinh, Tết, hay là một số các con vật dễ thương khác.
Tuy vậy, hiếm có một thợ vẽ móng nào trải qua lớp đào tạo chính quy cho nghề nail tại Việt Nam. Môi trường làm việc tại các cửa tiệm cũng chưa được nâng cấp. Những người thợ học nghề đa phần là các cô gái từ thôn quê lên Sài Gòn lập nghiệp, với vốn kiến thức hạn chế và bị thu hút bởi lợi nhuận mà nghề nail đem lại thông qua dư luận đã thôi thúc các chị em đến với nghề này ngày một đông.
Tại Việt Nam, sự xuất hiện càng nhiều các cửa tiệm nail nhỏ với cách dạy nghề không chuyên nghiệp chỉ càng làm mất đi lợi nhuận cao mà nghề này mang lại. Nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dịch vụ là góp phần đẩy mạnh sự phát triển theo con đường chuyên nghiệp. Làm cho khách hàng hài lòng và bảo vệ khách hàng bằng chính những dịch vụ chất lượng chính là nâng cao uy tín, trách nhiệm của nghề nail. Đồng thời cũng thay đổi được cái nhìn kỳ thị của người Việt Nam đối với nghề này.
Theo thống kê tại Mỹ, giới y tế như nha sĩ, bác sĩ mức lương dao động từ 100.000 - 150.000 USD/năm nhưng mất 7 - 10 năm đèn sách. Còn người làm nail mức lương dao động từ 30.000 - 40.000 USD/năm đối với thợ, còn chủ tiệm thu nhập khoảng 60.000 - 100.000/USD/năm mà chỉ cần học 6 tháng đến 1 năm. Chưa kể những tiệm làm nail chủ yếu thu tiền mặt của khách nên việc khai thuế cũng rất thuận lợi. Với tiêu chí mang lại cơ hội chuyên nghiệp cho người nhập cư trên toàn thế giới, O.P.I (Opportunity Professional Imimigrant) đã và đang mở ra khả năng phát triển chuyên nghiệp cho thị trường nail tại Việt Nam. Cùng với những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, môi trường làm việc thông thoáng, chất lượng phục vụ cao, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, O.P.I thực sự đang góp phần định hướng một cách bài bản hơn cho thị trường nail Việt Nam, đồng thời đem lại nhiều cơ hội lập nghiệp cho những con người xa quê mà không hề thiếu sự quyết tâm gắn bó với nghề nail. |
T.V
Bình luận (0)