Xin hoi chị Phạm Bích Thủy, yếu tố nào của một người đi phỏng vấn ấn tượng đối với chị nhất?
(Minh Hang, 21 tuổi, Nữ, Da Nang, SV)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Ấn tượng của một người đi phỏng vấn đối với chị bao gồm những yếu tố sau: tự tin, trung thực, đam mê công việc và thử thách, cầu tiến, sáng tạo, sự cam kết.
Em không giỏi giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng khả năng trình bày và thảo luận bằng tiếng Việt rất tốt. Như vậy khi tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh, em không thể trình bày hết những ý nghĩ trong đầu em, em phải làm sao?
(Mỹ Linh, 23 tuổi, Nữ, 43/16 Binh Tay Q6, Sinh vien)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Nếu em đang xin việc tại một công ty có yêu cầu về tiếng Anh, em cần phải trang bị một vốn tiếng Anh tối thiểu cần cho công việc và cố gắng thực tập càng nhiều càng tốt. Cố gắng tìm kiếm các cơ hội để có thể nói tiếng Anh, ví dụ như các câu lạc bộ tiếng Anh... để trở nên tự tin hơn. Trước buổi phỏng vấn, nên thử trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho mình. Trong buổi phỏng vấn, trước khi trả lời, em nên suy nghĩ trước về câu hỏi, hiểu về câu hỏi ấy, có thể giữ im lặng vài phút hay yêu cầu nhà tuyển dụng lặp lại câu hỏi để chắc chắn mình đã hiểu rõ câu hỏi và có một câu trả lời hợp lý.
Một lần em đi phỏng vấn, em thật sự lúng túng khi nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của em. Anh/chị vui lòng tư vấn cho em về làm thế nào để xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình?
(Nguyên Kha, 23 tuổi, Nữ, Quang Trung, GV, TPHCM, Sinh vien)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Thông thường mục tiêu nghề nghiệp được xác định lần đầu tiên khi bạn điền hồ sơ dự thi ĐH&CĐ. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể thay đổi trong quá trình học. Khi đó, bạn có thể nhận ra rằng mình không phù hợp với nghề nghiệp này hoặc thích làm một công việc khác. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn trường.
Khi đặt câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng muốn biết bạn thích phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng nào. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng muốn xác định sự cam kết, gắn bó của bạn đối với nghề nghiệp mà bạn chọn và liệu nghề nghiệp này có phù hợp với mục tiêu bạn đặt ra hay không?
Em chuẩn bị tốt nghiệp khoa Kinh tế, ĐH Đà Nẵng. Em muốn tìm hiểu thêm về nhu cầu tuyển dụng của Unilever tại TP. Đà Nẵng.
(Trà My, 22 tuổi, Nữ, Hoc Môn, HCM, Sinh viên)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Chào Trà My, tại thành phố Đà Nẵng, Unilever có những chương trình tuyển dụng dành cho sinh viên như sau:
1. Tuyển dụng Giám sát bán hàng: rất cần những sinh viên năng động, yêu thích giao tiếp với khách hàng, có tinh thần "can-do" (dám nghĩ dám làm), "winning spirit" (tinh thần chiến thắng).
2. Tuyển dụng Quản trị viên tập sự (Management Trainee): tuyển chọn những sinh viên xuất sắc để tào đạo thành những nhà quản lý. Tuy nhiên, sau khi được tuyển chọn, sinh viên sẽ được tham gia khóa huấn luyện đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh trong vòng một năm rưỡi đầu để phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo.
Xin chào chị Lan Phương, em có một câu hỏi muốn chị giải đáp giùm. Giả sử chị đang tuyển một vị trí ở bộ phận kinh doanh nhưng có một hồ sơ lại có bằng cấp về tài chính thì trong trường hợp này chị có để cho hộ sơ đó lọt qua được vòng đầu không? Em biết rất nhiều sinh viên khi ra trường rồi mới biết mình chọn lầm nghề, họ thật sự có năng lực nhưng đôi khi họ lại không dám theo đuổi ước mơ của mình. Em rất mong chị sẽ tra lời câu hỏi của em.
(tran minh thuan , 20 tuổi, Nam, dai hoc kinh te tphcm , sinh vien )
- Nguyễn Thị Lan Phương - Giám sát viên, bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Theo như qui trình tuyển dụng của công ty Navigos Group, tất cả các ứng cử viên được sàn lọc ban đầu đều phải có kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tất cả những ứng cử viên được mời phỏng vấn với bên đại diện của Navigos Group, xem như đã đạt yêu cầu ban đầu về "hồ sơ xin việc". Chúng tôi chỉ mời phỏng vấn những ứng viên có khả năng, kinh nghiệm như mong đợi của nhà tuyển dụng tùy theo yêu cầu của từng vị trí khác nhau. Lẽ dĩ nhiên, vị trí ở bộ phận kinh doanh sẽ không ưu tiên chọn lựa những ứng cử viên có bằng cấp về tài chính kế toán.
Em đang quan tâm đến ngành thương mại điện tử. Hiện tại em đang học quản trị kinh doanh. Vậy để phát triển thêm về thương mại điện tử thì ở Việt Nam đã có trường đào tạo về chuyên ngành này hay chưa? Và các công ty điển hình nào tại Việt Nam đã nhận sinh viên của ngành học này? Vì theo em biết thì ngành này vẫn còn mới và cũng kén công ty.
(Nguyễn Thanh Đông, 22 tuổi, Nam, Vĩnh hội, Q4, Sinh Viên)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Thương mại điện tử đúng là một ngành mới tại Việt Nam, và là một ngành rất tiềm năng. Ngành học này cơ bản là về cách làm thương mại dựa trên các phương tiện điện tử. Em có thể vẫn tiếp tục theo học ngành quản trị kinh doanh, và ngoài ra có thể nâng cao các kỹ năng về tin học của mình để có thể làm quen với thương mại điện tử - hay còn gọi là kinh doanh qua mạng.
Tại RMIT Việt Nam, trong chương trình Cử nhân Thương mại, có một phần học về thương mại điện tử sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngành kinh doanh mới này. Gần như hầu hết các công ty đều có hoặc sẽ mở rộng một mảng riêng về thương mại điện tử cho kinh doanh của mình nên đây chắc chắn là một ngành rất tiềm năng chẳng hạn như các ngân hàng, các khách sạn...
Chào chị Bích Thủy, để được tuyển dụng vào Unilever, ngoài kiến thức trong trường học ra, sinh viên mới ra trường cần trang bị thêm những kỹ năng nào? Và bằng cách nào?
(Trà My, 22 tuổi, Nữ, Hoc Môn, HCM, Sinh viên)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Nếu em truy cập vào trang việc làm của Unilever tại www.unilever.com.vn em sẽ thấy, tiêu chuẩn học tập chỉ là một phần trong nhiều tiêu chuẩn tuyển chọn của Unilever. Để được tuyển chọn, ngoài kiến thức trong trường học, sinh viên cần trang bị thêm một số kỹ năng: chủ yếu là những "kỹ năng mềm" (soft skills), vì các "kỹ năng cứng" (hard skills, professional skills) sẽ được rèn luyện trong môi trường làm việc của Unilever:
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề, yêu thích thử thách, có tinh thần "Can-do" (Dám nghĩ dám làm), và "winning spirit" (Tinh thần chíen thắng)
2. Kỹ năng làm việc đồng đội
3. Kỹ năng lãnh đạo
4. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
Xin hỏi các anh chị theo xu hướng hiện nay, các công ty luôn tuyển những người có kinh nghiệm, như vậy đối với những SV mới ra trường làm cách nào để có kinh nghiệm làm việc cho mình?
(Đức Anh, 21 tuổi, Nam, Đà Nẵng, Sinh viên)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Unilever rất quan tâm việc tuyển chọn sinh viên và chắc chắn là không yêu cầu kinh nghiệm. Hiện nay Unilever đang cần rất nhiều sinh viên năng động cho chương trình tuyển dụng Quản trị viên tập sự (Management Trainee) và Giám sát bán hàng (Customer Development Supevisor). Em có thể truy cập vào trang việc làm của Unilever tại www.unilever.com.vn để tìm hiểu thêm. Hi vọng được gặp em tại Unilever.
Em đã từng đi phỏng vấn cho vị trí dịch vụ khách hàng. Thật sự em cảm thấy rất khó khăn khi nhà tuyển dụng hỏi về những kỹ năng của em. Em không biết mình còn thiếu những kỹ năng nào. Em rất mong các anh, chị tư vấn cho em những kỹ năng nào em cần trau dồi cho công việc mà em yêu thích.
(Nguyên Kha, 23 tuổi, Nữ, Quang Trung, GV, TPHCM, Sinh vien)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Thông thường, khi phỏng vấn các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ tập trung tìm hiểu về những kỹ năng mà các bạn có được trong thời gian đi học. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi về những hoạt động ngoại khóa, những phong trào, cuộc thi mà bạn đã tham gia hoặc có thể đặt ra những tình huống để bạn giải quyết vấn đề. Mục đích nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề hoặc kỹ năng lãnh đạo khi bạn tham gia những hoạt động ngoại khóa đó. Những kỹ năng này sẽ giúp nhà tuyển dụng dự đoán được khả năng bạn có thể thích nghi và phát triển trong môi trường làm việc thực tế khác hẳn môi trường học tập của bạn.
Em học ngành tài chính, rất quan tâm đến cơ hội làm việc ở AIA. Chị Lan có thể cho em biết các tiêu chuẩn để có thể nộp hồ sơ vào AIA được không? Và cơ hội cho các sinh viên chuyên ngành tài chính như em?
(Trà My, 22 tuổi, Nữ, Hoc Môn, HCM, Sinh viên)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Công ty AIA VN luôn có nhu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính. Chúng tôi quan tâm đến những sinh viên tốt nghiệp loại khá, khả năng sử dụng tiếng Anh và vi tính thành thạo, giao tiếp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm cũng như mong muốn được học hỏi, phát triển cùng AIA.
Các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính có thể làm việc tại các phòng ban như: Kế toán tài chính, Đầu tư, Quản lý hợp đồng, Hỗ trợ đại lý hoặc Kinh doanh qua ngân hàng.
Chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức một buổi Hội thảo nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính vào ngày 17/6/2007 tại khách sạn Patt Hyatt (TP.HCM). Nhân dịp này, các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có cơ hội tiếp xúc với các phòng ban trong công ty AIA, tìm hiểu những cơ hội tuyển dụng và các chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển của công ty AIA. Các bạn có thể vào trang web: www.aia.com.vn từ ngày 7/5/2007 để xem thêm chi tiết và tải về mẫu đăng ký tham dự.
Xin hoi chi Nguyen Linh Lan, voi cuong vi la Truong phong tuyen dung Cty AIA Viet Nam, chi co loi khuyen nao danh cho cac ban di phong van? Nhung yeu to nen va khong nen khi di phong van?
(Nguyet, 23 tuổi, Nữ, Ha Noi, SV)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Có rất nhiều điểm cần chú ý khi tham gia phỏng vấn. Để có một buổi phỏng vấn thành công, bạn nên:
- Chuẩn bị hồ sơ xin việc kỹ lưỡng, rõ ràng, nêu rõ những điểm mạnh của bạn, những điểm mà bạn cho rằng bạn sẽ giúp bạn thành công ở công việc này.
- Đến phỏng vấn đúng giờ, trang phục chỉnh tề.
- Trả lời thẳng vào câu hỏi, rõ ràng, thuyết phục.
- Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thể hiện mong muốn gắn bó và phát triển cùng công việc mà bạn đang chọn.
- Tìm hiểu trước về công ty và lĩnh vực hoạt động.
Xin hoi ong Karl B. Theisen, voi cuong vi la Giam doc Trung tam huong nghiep va ho tro sinh vien, ong co tran tro gi voi cong viec hien tai minh dang lam khong? Y toi muon hoi la ong co y tuong gi de giup do SV?
(Minh Thu, 22 tuổi, Nữ, Nha Trang, SV)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Cám ơn câu hỏi của bạn, điều trăn trở nhất đối với tôi là sinh viên mới tốt nghiệp rất thiếu kinh nghiệm làm việc thực tiễn, trong khi các công ty đều đòi hỏi một số kinh nghiệm làm việc thực tế khi tuyển dụng, tất nhiên ngoài yêu cầu về bằng cấp.
Tôi có một lời khuyên cho các bạn sinh viên là trong suốt quá trình học tập, cố gắng tìm kiếm, tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Chẳng hạn như tham gia vào các hoạt động tình nguyện, tổ chức các hoạt động mà qua đó có thể học tập được kinh nghiệm tổ chức, kinh nghiệm giải quyết vấn đề...
Trung tâm hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên tại RMIT Việt Nam, chúng tôi giúp sinh viên tìm kiếm các nhà tuyển dụng, làm việc với bộ phận giảng dạy và hợp tác với các công ty hiện đang hoạt động tại Việt Nam để tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào một số các dự án để tích lũy kinh nghiệm, và đặc biệt là tất cả sinh viên đều phải trãi qua một học kỳ thực tập thực tiễn tại một công ty để có thể thu thập kinh nghiệm cho bản thân trước khi tốt nghiệp và bước vào môi trường làm việc thực thụ.
Em dang hoc nam 3 cua khoa CNTT ngành mạng máy tính cua truong DH Hoa Sen (he Cao dang). Vậy cho em được hoi: ngành này khi hoc xong co de xin viec lam khong? Va nhung noi nao thuong nhan?
(Le Thi Kim Dung, 19 tuổi, Nữ, Tp.HCM, Sinh vien)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Hiện nay ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành rất "khan hiếm" về nhân lực ở thị trường Việt Nam.
Ngành này khi học xong thì em có thể xin việc làm ở bất kỳ công ty nào vào các vị trí nhân viên IT chuyên hỗ trợ về mạng, phần mềm, phần cứng, giúp công ty xây dựng hệ thống mạng... Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn thì hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong đợi các sinh viên mới ra trường phải có những kỹ năng cơ bản khác như là kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, năng động, khả năng thích ứng với môi trường làm việc.
Em có thể nộp đơn xin việc qua nhiều kênh khác nhau: báo chí, công ty giới thiệu việc làm và nộp đơn qua mạng (em có thể tham gia một số các vị trí chuyên về công nghệ thông tin trên website: www.vietnamworks.com). Chúc em thành công và tìm được một công việc như ý.
Hiện nay các doanh nghiệp có yêu cầu như thế nào đối với sinh viên? Liệu biết ngoại ngữ có phải là yêu cầu bắt buộc không?
(hung, 21 tuổi, Nam, dai hoc xay dung, sinh vien)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Như em biết là Việt Nam vừa gia nhập WTO nên tình hình tuyển dụng hiện nay rất cao, cho nên yêu cầu về tuyển dụng cũng phải cao tương ứng.
Các nhà tuyển dụng luôn luôn mong đợi các tân sinh viên mới ra trường có một số tố chất cần thiết và rất quan trọng ngoài kiến thức chuyên môn như là kỹ năng ngoại ngữ, vi tính, giao tiếp, khả năng áp dụng kiến thức vào trong môi trường làm việc và một số tính cách cần thiết như là siêng năng, ham học hỏi, cầu tiến. Ngoài ra, các tân sinh viên phải có định hướng rõ ràng về phát triển nghề nghiệp cá nhân trong tương lai. Vì thế, giao tiếp tốt về ngoại ngữ là một trong những yếu tố thuận lợi nhất để giúp bạn tìm một công việc phù hợp với khả năng, năng lực của mình.
Hien nay e dang hoc nam 3 khoa quan tri, the nhung nhung kien thuc e hoc duoc tu truong chua du de e co the di lam, vay e co the hoc them nhung gi de bo sung cho nganh e dang hoc de sau nay ra de xin viec hon?
(lam thi xuan mai, 23 tuổi, Nữ, 36/256 phan huy ich f12 govap, sinh vien)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Một câu hỏi rất điển hình! Các bạn sinh viên thường mong muốn tham gia càng nhiều càng tốt các khóa học bổ sung, điều đó rất tốt, tuy nhiên, các hoạt động thực tế sẽ giúp cho các bạn rất nhiều. Các bạn sẽ học được rất nhiều những kỹ năng thông qua những hoạt động ngoại khóa như tình nguyện viên, các hoạt động từ thiện, tổ chức các hoạt động nhóm... mà qua đó bạn có thể nâng cao kỹ năng làm việc theo và lãnh đạo nhóm, kỹ năng sáng tạo... Các kỹ năng này sẽ giúp các bạn rất nhiều khi tìm việc sau này.
Viet Nam gia nhap WTO thi thanh nien Viet Nam co nhung co hoi viec lam nhu the nao?
(dam thi thu, 21 tuổi, Nữ, 188 da tuong vinh nguyen nha trang, thu vien)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Các bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc ở nhiều công ty hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn, tại nhiều quốc gia hơn (sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO). Như vậy, thị trường lao động sẽ có nhiều cơ hôi hơn. Thanh niên chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp và công ty, nhiều cơ hội học tập và phát triển, và tất nhiên cũng là nhiều thách thức cho bản thân hơn trong việc phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Các tiêu chí nào là quan trọng trong việc tuyển dụng của các công ty ở Việt Nam hiện nay? Kinh nghiệm có phải là một yếu tố rất quan trọng hay không? Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm sẽ chịu thiệt thòi khi xin việc phải không?
(Phạm Hoàng Tùng, 24 tuổi, Nam, Long Xuyên, An Giang, Sinh viên)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Xin chào em, đối với các nhà tuyển dụng, tất nhiên họ đều hiểu rằng sinh viên mới ra trường thì chưa có kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Ngoài điều này, những tiêu chí quan trọng là: thái độ lạc quan, sự ham học hỏi, khả năng làm việc theo nhóm, và một tiêu chí cũng rất quan trọng, đó là kết quả học tập mà sinh viên đã đạt được. Ngoài ra tùy theo từng công ty, sẽ có những tiêu chí riêng mà sinh viên cũng nên tìm hiểu trước khi quyết định nộp hồ sơ xin việc.
Hiện tại, em là sinh viên năm cuối của Học viện Hành chính Quốc Gia, cơ sở TP.HCM. Tháng 7 tới em sẽ tốt nghiệp; em có nguyện vọng làm việc ở TP.HCM, nhưng không biết làn thế nào để tìm được việc vì qua báo chí em được biết là muốn làm việc ở khu vực công của TP thì phải có hộ khẩu TP, khu vực tư thì thường đòi hỏi kinh nghiệm, thành thạo ngoại ngữ, vi tính... những điều gây khó khăn cho sinh viên mới ra trường bọn em, bởi vì nếu công ty nào cũng đòi kinh nghiệm thì sinh viên mới ra trường không có việc làm, mà không có việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Xin các anh/chị cho ý kiến về vấn đề này.
(Trần Thống Nhất, 22 tuổi, Nam, số 10 đường 3/2, quận 10, TPHCM, sinh viên năm cuối)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Ở công ty AIA chúng tôi có những vị trí dành cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Các bạn sinh viên ngày nay được trang bị rất đầy đủ những kiến thức chuyên môn cũng như kinh tế xã hội. Tuy nhiên môi trường làm việc hoàn toàn khác với môi trường học tập của các bạn và đòi hỏi một khả năng thích ứng cao. Đối với các vị trí này, chúng tôi không đòi hỏi kinh nghiệm mà tìm kiếm những ứng viên ham học hỏi, năng động, giao tiếp tốt, dám đương đầu với thách thức và có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm.
Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, thì theo anh/chị, làm thế nào để có thể thu hút nhà tuyển dụng thông qua hồ sơ và thư xin việc?
(Nguyên Kha, 23 tuổi, Nữ, Quang Trung, GV, TPHCM, Sinh vien)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong hồ sơ và đơn xin việc các bạn cần nêu rõ kết quả học tập, những hoạt động ngoại khóa mà các bạn đã tham gia, giải thưởng bạn đạt được, những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc bạn đang dự tuyển.
Nhà tuyển thường dựa vào bằng cấp hay năng lực thực sự của sinh viên để tuyển dụng nhân viên? Em xin cảm ơn!
(Lê Quang Tiến, 21 tuổi, Nam, ktxdhqg tp. HCM, sinh viên)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Cả hai em ạ, như chị đã nói, bằng cấp hay năng lực đều là những yếu tố quan trọng không thể thiếu được đối với nhà tuyển dụng.
Em la mot SV moi ra truong, bang cap loai gioi, em co the duoc nhan vao lam ma khong qua phong van duoc khong, boi vi em nghi phong van cung chi la mot hinh thuc tuong doi de xac dinh nang luc cua mot nguoi.
(Nguyet, 23 tuổi, Nữ, Ha Noi, SV)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Bằng cấp loại giỏi là một thuận lợi, nhưng không phải là tất cả. Thành công trong công việc tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà điểm số không thể thể hiện được. Những người thành công trong công việc mà không có kết quả tốt trong thời gian đi học là không hiếm. Và cũng rất nhiều người học giỏi, nhưng không thành công trong nghề nghiệp của mình. Do vây, để tuyển dụng đúng người cho đúng việc, đòi hỏi phải có nhiều kỹ thuật sàng lọc khác nhau, mà trong đó, phỏng vấn vẫn luôn là công cụ tuyển chọn tốt nhất mà nhiều công ty trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều bài test (trắc nghiệm) khác nhau đã được phát triển, cuối cùng, các công ty vẫn phải thực hiện một buổi gặp gỡ phỏng vấn (face-to-face interview) để chắc chắn rằng đó là ứng viên phù hợp nhất.
Xin hoi chi Nguyen Thuy Minh Châu, em co mot nhuoc diem la rat nhut nhat, vi vay em hay bi truot moi khi di phong van mac du bang cap cua em deu vao loai kha. Chi co cach nao giup em tu tin hon khong?
(Nguyet, 23 tuổi, Nữ, Ha Noi, SV)
- Chị Nguyễn Thụy Minh Châu, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam: Em nên đặt mình vào các tình huống khó khăn để từ đó tạo ra cho mình sự quen, và sau đó là sự tự tin. Nếu em cảm thấy nói chuyện trước đám đông là khó khăn, hãy tham gia một số khóa học nói trước công chúng, và cố gắng thực tập trong lớp, các câu lạc bộ... để có thể "vượt lên chính mình". Ngoài ra, em có thể nhờ bạn/người thân đóng vai người phỏng vấn và thực tập càng nhiều càng tốt. Chúc em sẽ thành công với cuộc phỏng vấn sắp tới.
Những sinh viên mới ra trường thường nôn nóng muốn kiếm cho mình được một việc làm và lương cũng phù hợp với sinh viên mới tốt nghiệp - có thể là từ 2 triệu đến 2,5 triệu, nhưng có một số công ty lại nói là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm để ép lương tụi em xuống còn khoảng 1,2 triệu đến 1,5 triệu. Như vậy thì quá thấp đối với một sinh viên tốt nghiệp đại học. Tụi em phải làm như thế nào để đạt được mức lương mong muốn?
(Thao, 23 tuổi, Nam, Q.11, SV)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Trước hết em phải xác định cho mình mục tiêu và định huớng nghề nghiệp là gì. Đối với những sinh viên mới ra trường thì chắc chắn chưa có kinh nghiệm. Vì thế, các nhà tuyển dụng thường đánh giá năng lực của sinh viên dựa vào kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cơ bản cần thiết khác như đã nêu. Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn xem xét một số kinh nghiệm mà sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập ở trường, quá trình thực tập và làm việc bán thời gian.
Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng, kinh nghiệm của sinh viên mới ra trường chắc chắn không thể bằng những nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Vấn đề ở đây là em đang cần kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp, hay em đang cần thu nhập cao. Chị nghĩ là em cần xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình để chọn được một công việc phù hợp. Chúc em thành công.
Toi xin hoi ong Karl B. Theisen, trong chuong trinh hoc cua truong DH RMIT co day cho SV nhung ky nang phong van xin viec lam sau khi ra truong? Toi nghi day la mot chuong trinh hoc rat hay danh cho SV nam cuoi.
(Nguyet, 23 tuổi, Nữ, Ha Noi, SV)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Tại RMIT Việt Nam, chúng tôi có hẳn một môn học có tên là "Chuẩn bị cho công việc" (Workplace preparation). Các bạn sinh viên sẽ phải học môn này trước khi trải qua Chương trình Thực tập thực tiễn. Sinh viên sẽ học các kỹ năng: Giao tiếp tại chỗ làm, cách viết thư xin việc, các kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, và kỹ năng "săn" việc.
Một trong những vấn đề gây khó khăn nhất cho sinh viên (SV) mới ra trường trong việc tìm kiếm việc làm là yêu cầu về kinh nghiệm của công việc. Lời khuyên tốt nhất cho vấn đề này là gi?
(Trần Trọng Nghĩa, 24 tuổi, Nam, 322/3/5 CMT8 P.10 Q.3, Sinh viên)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Em có thể xem lại các câu trả lời phía trên của chị. Unilever rất quan tâm tuyển dụng sinh viên và chắc chắn là không yêu cầu kinh nghiệm. Em có thể vào website www.unilever.com.vn để tìm hiểu chương trình tuyển dụng Quản trị viên tập sự (Management Trainee) và tuyển dụng Giám sát bán hàng (Customer Development Supervisor), trong đó co trình bày nhiều thông tin về các tiêu chí tuyển chọn.
Một cách duy nhất để tích lũy kinh nghiệm là tận dụng mọi cơ hội làm việc để lấy kinh nghiệm: thực tập, tham gia các câu lạc chuyên môn (CLB Marketing, CLB Công nghệ thông tin...) tại trường, phụ việc tại các công ty, làm các công việc tình nguyện...
Xin hoi ong Karl B. Theisen ve chuong trinh dao tao thac si QTKD, bang cap cua chuong trinh nay co duoc quoc te cong nhan hay khong? Truong RMIT co ho tro hoc bong cho sinh vien dang ky khoa hoc nay hay khong?
(Thao Nuyen, 26 tuổi, Nữ, HCMC, Nhan Vien)
- Chị Nguyễn Thụy Minh Châu - Trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam: Tại RMIT Việt Nam chúng tôi đào Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh(MBA) với hai hình thức: toàn thời gian và bán thời gian. Bằng cấp tại RMIT Việt Nam do Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) cấp có giá trị quốc tế. Hiện chúng tôi chỉ có chương trình học bổng toàn phần cho học sinh Việt Nam cho các chương trình Cử nhân (24 phần/năm). Về MBA, hiện chưa có học bổng cho chương trình này.
Sinh viên mới ra trường để có việc làm sinh viên cần có kỹ năng mềm, vậy kỹ năng mềm là những kỹ năng gì?
(Trần Quang Vũ, 19 tuổi, Nam, 398 Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn, Học Sinh)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Ngoài kiến thức nhà trường ra, sinh viên cần phải trang bị những kỹ năng mềm như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục...
Em có thể vào website www.unilever.com.vn tìm hiểu thêm các kỹ năng mềm dành cho sinh viên để được tuyển dụng vào các vị trí Quản trị viên tập sự (Management Trainee) và tuyển dụng Giám sát bán hàng (Customer Development Supervisor).
Em chuẩn bị ra trường và em muốn tìm việc làm đúng theo ngành em học. Vậy em có nên chủ động đi đến từng công ty và hỏi về việc làm hay em nên chờ các công ty có thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân viên?
(Trinh Van Cuong, 23 tuổi, Nam, Hà Nội, sinh viên)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Tinh thần chủ động không chỉ giúp em tìm được việc mong muốn, mà cao hơn, nó còn là một trong những phẩm chất chủ đạo của mọi thành công. Nếu công ty thông báo tuyển dụng không có những vị trí phù hợp với ngành học của em thì sao?
Em la Minh Hang, luc nay em co hoi chi mot cau (yếu tố nào của một người đi phỏng vấn ấn tượng đối với chị nhất?) va da duoc tra loi, tuy nhien em thac mac mot dieu la voi thoi gian it oi cua mot buoi hay 2 buoi phong van, lam cach nao de chi nhan ra duoc mot nguoi co qua nhieu yeu to nhu the: "tự tin, trung thực, đam mê công việc và thử thách, cầu tiến, sáng tạo, sự cam kết". Co bao gio chi danh gia mot nguoi di phong van qua cam giac?
(Minh Hang, 21 tuổi, Nữ, Da Nang, SV)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Tất nhiên, vì đối tượng đo lường của phỏng vấn là con người, nên không thể có sự chính xác 100% như việc đo lường một kg đường hay muối. Tuy nhiên, cùng nhiều phương pháp sàng lọc, phỏng vấn chuyên sâu có thể trả lời được phần nhiều những câu hỏi trên. Đó là một quá trình phức tạp, chắc có dịp nào gặp em sau, chúng ta sẽ trao đổi. Hoặc sau nay, nếu có dịp làm công việc tuyển dụng em sẽ hiểu thêm. Em có thể liên lạc địa chỉ email của chị là: pham-bich.thuy@unilever.com để có thể trao đổi thêm.
Em là sinh viên mới ra trường, đang làm cho một công ty nước ngoài. Công việc của em hiện nay không đúng với ngành em đã học trong trường. Em định xin việc làm khác phù hợp và gần với ngành em học hơn, em đã làm ở công ty này hai tháng rồi, vậy khi em ghi hồ sơ xin việc có nên ghi kinh nghiệm là 2 tháng không? Ghi như vậy có tạo ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng không? Họ sẽ nghĩ gì và sẽ hỏi gì khi thấy em ghi vậy?
(Hieu, 23 tuổi, Nam, TPHCM, Nhân viên)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Là sinh viên mới ra trường, 2 tháng làm việc cũng phần nào giúp bạn làm quen với môi trường làm việc thực tế. Theo tôi, kinh nghiệm này cũng nên ghi vào hồ sơ.
Khi phỏng vấn những ứng viên có quá trình làm việc ở một công ty quá ngắn nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu lý do vì sao bạn quyết định thay đổi công việc mới? Qua đó, họ sẽ hỏi về định hướng nghề nghiệp cũng như mong đợi của bạn như thế nào ở công việc mới trong một công ty mới mà bạn đang dự tuyển. Từ đó xác định mức độ cam kết và gắn bó của bạn đối với công ty, bởi khi tuyển dụng một nhân sự mới, nhà tuyển dụng luôn mong muốn bạn có thể thích ứng, phát triển và gắn bó lâu dài với họ.
Xin hoi ong Karl B. Theisen, ngoai chuong trinh dao tao chinh, truong RMIT con co nhung hoat dong nao de ho tro sinh vien nam bat va tim duoc nhung co hoi viec lam thanh cong?
(Thao Nuyen, 26 tuổi, Nữ, HCMC, Nhan Vien)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Hiện tại RMIT Việt Nam có một "Trung tâm việc làm" mà ở đó, sinh viên có thể đến để tìm các cơ hội việc làm và thảo luận với các Tư vấn viên về nghề nghiệp để có thể chọn đúng hướng đi cho mình. Chúng tôi cũng tổ chức các "Ngày hội nghề nghiệp" với các công ty lớn tại Việt Nam ngay tại cơ sở của trường để qua đó sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng về các cơ hội việc làm. Chúng tôi cũng tổ chức những sự kiện như "Hội chợ việc làm" với quy mô lớn hơn và có sự tham dự của nhiều nhà tuyến dụng. 80% sinh viên RMIT Việt Nam đã tìm được việc làm thông qua những cơ hội như vậy.
Em sắp tốt nghiệp ĐH Kinh tế, em rất thích được làm trong công ty Unilever Việt Nam. Mong anh/chị chỉ em cách để vượt qua cuộc phỏng vấn vào công ty này.
(Hoàng, 22 tuổi, Nam, Bình Dương, Sinh viên)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Tháng trước Unilever có tổ chức ngày hội việc làm (Career Day) rất sôi nổi cho tất cả các trường đại học, trong đó có trường Kinh tế của em nữa. Trong buổi này, công ty có cung cấp nhiều thông tin nhằm giúp sinh viên thành công trong những vòng tuyển chọn tại Unilever. Nếu em không tham dự buổi này, em vào website www.unilever.com.vn để tìm hiểu chương trình tuyển dụng Quản trị viên tập sự (Management Trainee), trong đó co trình bày nhiều thông tin về các tiêu chí tuyển chọn. Vì thời gian có hạn, em có thể email cho chị theo địa chỉ pham-bich.thuy@unilever.com để được tư vấn thêm.
Ngoài các kiến thức chuyên môn đã học tại trường ra thì các kỹ năng nào cần thiết cho một nhân viên văn phòng? Em đang học năm cuối Marketing, muốn tìm hiểu về các khóa học phụ trợ kiến thức trước khi đi làm. Xin hỏi em có thể tìm học ở đâu?
(Nguyễn Thanh Đông, 22 tuổi, Nam, Vĩnh hội, Q4, Sinh Viên)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Kiến thức chuyên môn là một trong những nền tảng cơ bản của những sinh viên mới ra trường, tuy nhiên cần phải bổ sung những kỹ năng cần thiết khác đối với một nhân viên văn phòng: chăm chỉ, siêng năng, chính xác, cẩn thận, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng vi tính. Ngành marketing em đang học là một trong những ngành rất năng động hiện nay, em có thể tham khảo một số khóa học ngắn hạn về ngành nghề này trong mục Giáo dục (Education) của trang web www.vietnamworks.com để bổ sung cho mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Em có khả năng nói tiếng Anh và muốn phát triển khả năng nói. Tuy nhiên khả năng viết và ngữ pháp của em không tốt. Hiện nay, yêu cầu tiếng Anh khi xin việc có yêu cầu tất cả các kỹ năng hay không?Mong các anh chị hãy cho em lời khuyên.
(Đức Anh, 21 tuổi, Nam, Đà Nẵng, Sinh viên)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Giao tiếp trong công việc thường bao gồm cả hai kỹ năng nói và viết, cho nên nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu cả hai! Bạn có thể tham dự các khóa học nâng cao về viết và ngữ pháp để hài hòa cả hai kỹ năng trên. Chúc bạn thành công!
Những tiêu chí nào mà nhà tuyển dụng xem là giá trị nhất đối với các sinh viên mới ra trường? Tại sao?
(Võ Thị Minh Lý, 20 tuổi, Nữ, 272B Lũy Bán Bích Q.Tân Phú, Sinh Viên)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Chào em, em có thể tham khảo các câu trả lời phía trên cho câu hỏi này.
Em tốt nghiệp ĐH Sư phạm, chuyên ngành Anh văn. Em hướng ngoại, thích giao tiếp và có khả năng phân tích tốt. Theo anh/chị, em nên ứng tuyển vào vị trí nào?
(Nguyên Kha, 23 tuổi, Nữ, Quang Trung, GV, TPHCM, Sinh vien)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Theo chị nghĩ, bằng cấp, một số kỹ năng và tính cách như đã nêu trên là ưu điểm mạnh của em, em sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn. Em có thể ứng tuyển cho một số vị trí như là nhân viên đối ngoại (Public Relation), tiếp thị (marketing), dịch vụ khách hàng (customer service), nhân viên bán hàng (sales)... Chúc em tìm được một công việc phù hợp.
Em xin hoi ong Karl B. Theisen ve chuong trinh dao tao tieng Anh nang cao cua truong RMIT, theo em duoc biet thi sau khi hoc nhung lop tieng Anh nay thi trinh do cua sinh vien se tuong duong voi bang IELTS 6.0, nhu vay nhung chung chi tieng Anh do truong RMIT cap co duoc cong nhan thay the bang IELTS khong?
(Thao Nuyen, 26 tuổi, Nữ, HCMC, Nhan Vien)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Chương trình tiếng Anh tại RMIT Việt Nam có 6 cấp độ, và khi hoàn tất cấp độ 6, sinh viên sẽ đủ điều kiện về tiếng Anh để nhập học thẳng vào các chương trình đạo tạo đại học và sau đại học tại trường mà không cần phải đạt được IELTS 6.5. Tuy nhiên, chứng chỉ hoàn tất khóa học tiếng Anh cao cấp chỉ có giá trị tương đương và thay thế IELTS 6.5 tại RMIT.
Trước khi vào phỏng vấn mình nên có những kỹ năng hay một sự chuẩn bị như thế nào cho thật tốt?
(Nguyễn thái hoàn Vũ, 22 tuổi, Nam, biên hòa đồng nai, sinh vien)
- Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tuyển dụng cấp cao - Navigos Group: Để gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng qua cuộc phỏng vấn đầu tiên, em cần lưu ý: phải đúng hẹn, cách ăn mặc phù hợp, chào hỏi và giới thiệu về mình một cách tự tin, em phải hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty (em có thể vào website của công ty để tìm hiểu) và vị trí mà mình đang xin dự tuyển. Trong cuộc phỏng vấn là cơ hội mà em thể hiện với nhà tuyển dụng một số kỹ năng và kiến thức mà mình tích lũy được trong quá trình học và thực tập. Em phải thể hiện được sự năng động, sự ham học hỏi và đam mê nghề nghiệp của mình. Chắc chắn em sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Em muốn biết các chương trình huấn luyện của AIA dành cho sinh viên mới ra trường.
(Nguyên Kha, 23 tuổi, Nữ, Quang Trung, GV, TPHCM, Sinh vien)
- Chị Nguyễn Linh Lan - Trưởng phòng Tuyển dụng Công ty AIA Việt Nam: Gia nhập vào AIA VN các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có cơ hội tham gia các khóa đào tạo của công ty như sau:
- Chương trình định hướng: Giúp các bạn thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc và văn hóa của công ty.
- Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của công ty AIA và quy trình hoạt động của các phòng ban.
- Các kỹ năng: tiếng Anh, vi tính, giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề.
- Chương trình LOMA: cung cấp kiến thức về ngành bảo hiểm.
- Ngoài ra, tùy theo yêu cầu từng phòng ban chức năng, các bạn có thể sẽ được cử tham gia các khóa học chuyên môn để phục vụ cho công việc.
Truong Dai Hoc RMIT co nhung chuong trinh ho tro hoc bong nao danh cho sinh vien khong?
(Thao Nuyen, 26 tuổi, Nữ, HCMC, Nhan Vien)
- Ông Karl B. Theisen - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp & Hỗ trợ sinh viên: Em có thể tham khảo câu trả lời phía trên cho câu hỏi này.
Em la cuu sinh vien, tot nghiep duoc 5 nam, khoa Kinh te, nganh ngoai thuong, hien nay da co 5 nam kinh nghiem, gan 2 nam cho linh vuc xuat nhap khau, 3 nam cho linh vuc quan ly hang hoa, logictic. Em biet cty Unilever VN la mot tap doan lon, xin hoi lam the nao de tuyen duoc mot nhan vien ung y nhat vao lam viec cho cong ty duoc lau dai?
(Hieu, 30 tuổi, Nam, Q.10, XNK - Quan ly )
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Câu hỏi của em có 2 phần:
1. Để chọn một nhân viên ưng ý nhất: Cần tuyển chọn thông qua nhiều phương pháp sàn lọc khác nhau để xác dịnh những yếu tố "can do" (có thể làm được việc).
2. Để xác định ứng viên được chọn sẽ làm việc lâu dài: Phương pháp sàng lọc còn giúp xác định những yếu tố "will suit" (sẽ phù hợp) và "will do" (có muốn làm hay không).
Khi các yếu tố trên đã được chắc chắn, thì câu hỏi của em sẽ có câu trả lời.
Chào chị Bích Thủy, em mới ra trường, và khi đi phỏng vấn, em rất ngại đưa ra mức lương mong muốn của mình, chị vui lòng tư vấn cho em để em có thể tự tin hơn trong vấn đề này.
(Nguyên Kha, 23 tuổi, Nữ, Quang Trung, GV, TPHCM, Sinh vien)
- Chị Phạm Bích Thủy - Trưởng phòng Phát triển Tài năng Công ty Unilever Việt Nam: Tâm lý ngại đưa ra yêu cầu về luơng thường xuất phát từ việc thiếu thông tin về lương cho vị trí mình nộp đơn cũng như không nắm rõ khả năng của bản thân. Để tự tin làm việc này, em cần có nhiều thông tin về 2 nội dung vừa nêu càng nhiều càng tốt. Hãy tưởng tượng việc tham gia tuyển dụng cũng giống như việc em đi chào hàng cho khách hàng. Làm sao em thuyết phục khách hàng chọn mua "sản phẩm" (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất....) của em, mà không chọn của người khác. Chất lượng và giá cả sản phẩm của em ra sao so với thị trường? Chỉ cần thực hiện khảo sát (về công việc, về lương) với các bạn sinh viên khác đã có việc làm là em có thể tìm được câu trả lời.
Bình luận (0)