Để triển khai thực hiện dự án, Hội phụ nữ các xã đã thành lập câu lạc bộ (CLB) làm chồng, làm cha, CLB làm vợ, làm mẹ. Tại các buổi sinh hoạt, hội viên được tham gia trao đổi ý kiến, thảo luận các chủ đề xoay quanh vấn đề bình đẳng giới, nghĩa vụ của người vợ, người chồng trong gia đình dưới hình thức vẽ và bình tranh... Nhờ đó, cả nữ giới và nam giới hiểu rõ vấn đề bạo lực gia đình. Sau những buổi tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, nam giới đã có sự chia sẻ với phụ nữ về công việc gia đình, các hành vi ứng sử đã "mềm dẻo" hơn trước. Và quan trọng hơn, từ việc triển khai dự án, thành lập các CLB, nhiều chị em phụ nữ đã mạnh dạn đến phòng tư vấn "phòng, chống bạo lực gia đình " của xã xin được tư vấn hay đọc sách báo... để nâng cao hiểu biết, nhận thức về quyền lợi của mình...
Đến nay, hơn 300 lượt nam giới từng có hành vi ngược đãi vợ và 387 phụ nữ bị ngược đãi tham gia sinh hoạt và được các chuyên gia tư vấn giúp đỡ, theo dõi... nên đã có nhiều biến chuyển trong ý thức, lối sống cách ứng xử đối với vợ, con, gia đình, hàng xóm... Đặc biệt, Ban phòng chống bạo lực và đội can thiệp thôn ở các xã đã hòa giải được 947 vụ bạo lực gia đình, giảm gần 70% các vụ ly hôn.
Trước kia, có tới 2/3 trong tổng số 938 hội viên phụ nữ của xã phải chịu các hành vi bạo lực của chồng, có trường hợp còn xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của người phụ nữ, pháp luật phải lên tiếng... Qua thực hiện dự án, các hành vi bạo lực nghiêm trọng hầu như không còn, số chị em phải chịu cảnh bạo lực gia đình giảm mạnh. Đây là hình thức giúp đỡ phụ nữ rất hữu hiệu trong việc bảo vệ bản thân, hạnh phúc gia đình nên rất cần được duy trì và nhân rộng tới nhiều địa phương trong cả nước.
Theo TTXVN
Bình luận (0)