Đại biểu (ĐB) Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình) tỏ ý lo ngại: “Lạm phát năm nay khác hẳn mọi năm. Giá cả tăng liên tục, tăng ở cả các nhóm hàng lương thực và phi lương thực. Trong khi mọi năm thường tăng ở nhóm hàng phi lương thực từ đó mới kéo giá lương thực tăng theo”.
ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) cho rằng: “Với tốc độ tăng giá "phi mã" thế này sẽ rất khó đạt chỉ tiêu QH đề ra”. Theo ông, “Chính phủ chưa quy trách nhiệm các Bộ, ngành phụ trách trong khi còn có nhiều yếu kém trong công tác điều hành, quản lý giá cả”.
Ông Xướng đặt câu hỏi: “Giá cả tăng nhưng các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đã góp phần ổn định thị trường chưa hay thậm chí giá nhiều mặt hàng còn cao hơn giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu? Chúng ta đã chậm trong việc nhập khẩu hàng về để bình ổn giá cả hoặc chậm sửa đổi (hạ) thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng. Ví dụ, sữa 4 lần tăng giá trong 6 tháng qua mà đến nay vẫn chưa giảm thuế nhập khẩu”.
Cũng theo ĐB Đặng Văn Xướng, cho dù giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng nhưng điều đó không có nghĩa là nông dân được lợi vì chi
|
Đồng tình với ĐB Xướng, ĐB Lê Văn Tâm (Cần Thơ) cũng nói: “Người nông dân hiện nay sản xuất ra chỉ đủ ăn mà không có lãi. Có quá nhiều khoản phí và lệ phí nên nông dân không còn phấn khởi trong sản xuất nông nghiệp”. Ông nói thêm: “Ở nông thôn ngày nay, dân cái gì cũng phải đóng góp, từ trường học, đường điện... Chính phủ cần chỉ đạo để giảm bớt phí và lệ phí, kể cả các khoản phí mà Trung ương quy định để đóng cho các quỹ như quỹ xây dựng nông thôn, quỹ tình nghĩa, quỹ phòng chống lụt bão...". "Chính phủ cần xác định rõ nhưng loại quỹ nào phải xóa bỏ trong năm 2007”, ông Tâm kiến nghị.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát (ĐB tỉnh Cao Bằng) cho biết: “Bộ chúng tôi đã điều tra và báo cáo với Chính phủ về các khoản đóng góp của nông dân và đã cùng Bộ Tài chính đề xuất miễn thủy lợi phí”.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (ĐB tỉnh Nam Định) xác nhận thông tin mà Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu ra và cho biết Bộ Tài chính cũng đang lập đề án về xóa thủy lợi phí để lấy ý kiến của các địa phương. “Chúng tôi sẽ rà soát để xóa ngay các khoản trái với danh mục phí, lệ phí đã ban hành. Những khoản đã ban hành nhưng chưa hợp lý cũng sẽ phải xóa bỏ để giảm bớt gánh nặng cho nông dân”, ông báo cáo thêm.
Về các giải pháp “hạ nhiệt” thị trường giá cả, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ thực hiện nhiều giải pháp mạnh về tài chính, tiền tệ, tăng cung hàng hóa và kiểm soát giá cả. Cụ thể, ông Ninh cho biết sẽ tạm thời giảm thuế suất thuế nhập khẩu phôi thép, thép,
ĐB Lương Quốc Dũng (Thái Bình) nêu ý kiến (ảnh: N.H) |
Bộ Tài chính cũng sẽ chỉ đạo giãn thời hạn nộp thuế VAT từ 30 ngày lên 90 ngày một số mặt hàng lương thực, thực phẩm nhập khẩu, đồng thời cải cách thủ tục hải quan để rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu.
Về các biện pháp tài chính, theo Bộ trưởng Ninh, Bộ này sẽ phát hành các trái phiếu để "hút" tiền về; tăng cường quản lý thị trường chứng khoán để điều hòa cung cầu.
Đặc biệt, để kiểm soát giá cả, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, Nhà nước chủ trương không điều chỉnh giá bán than cho các hộ tiêu thụ lớn, giữ ổn định giá điện, xăng dầu; giảm giá dịch vụ viễn thông và một số dịch vụ khác ngay trong tháng 8. Giảm giá bán sách giáo khoa.
“Bộ Tài chính sẽ chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra liên bộ để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp lệnh về giá. Đề nghị lãnh đạo địa phương cũng tổ chức các đoàn kiểm tra xử lý”, ông nói thêm.
Ngày mai 4.8, QH sẽ họp phiên bế mạc tại Hội trường Ba Đình.
M.Q
Bình luận (0)