“Theo qui hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng tỉ lệ trên 50% nhu cầu đi lại của TP (ước tính TP có 10 triệu dân). Nhưng thực tế hiện nay phương tiện này mới chỉ đáp ứng khoảng 5% nhu cầu và tỷ lệ này ngày càng bị thu hẹp khi lượng phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh chóng.
Nếu TP vẫn chưa có chính sách về giao thông phù hợp để hạn chế một cách hiệu quả sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông cá nhân thì nguy cơ chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50% nhu cầu đi lại ngày càng trở nên khó khăn”, ông Phượng lo lắng.
Ngoài ra, áp lực vốn đầu tư cho vận tải hành khách công cộng nói riêng và phát triển giao thông ở TP cũng rất lớn. Theo ông Phượng, hiện mỗi năm TP đã ưu tiên dành gần 50% tổng số vốn đầu tư phát triển của TP (6.000/12.500 tỉ đồng) để đầu tư cho giao thông, nhưng nguồn vốn này so với qui hoạch đến năm 2020 vẫn còn rất thấp.
Cụ thể, theo qui hoạch đến 2020 TP cần khoảng 26 tỉ USD phát triển hạ tầng giao thông, các phương tiện vận tải hành khách công cộng; trong đó vốn trung ương để phát triển các đường liên vùng khoảng 9 tỉ USD, còn lại TP phải lo và khoản vốn này đã vượt quá sức của TP.
Vì vậy, ông Phượng kiến nghị Chính phủ đầu tư thêm vốn cho TP để thực hiện các dự án lớn, các đường vành đai, đường hướng tâm, xuyên tâm, đường cao tốc đô thị, đường cao tốc nối các đô thị vệ tinh và đặc biệt là hệ thống vận tải hành khách công cộng có sức chở lớn như metro, tramway, monorail...
Đức Trung
Bình luận (0)