Tấn công tìm diệt nhiều mục tiêu
Để đáp ứng điều kiện chiến tranh mới, vào năm 1993, các công trình sư của Nga đã thiết kế, phát triển chiếc Su-30MK2 từ máy bay tiêm kích Su-30. Đây là chiếc máy bay đa năng phục vụ việc tìm diệt các mục tiêu trong mọi điều kiện và cả ban đêm lẫn ban ngày trong mọi tình huống. Chiếc máy bay này được trang bị các loại vũ khí kể cả vũ khí tự động, bom, các loại tên lửa không đối không, rồi “tên lửa tầm thấp”. Lần đầu tiên Su-30MK2 được quốc tế biết đến là khi nó được giới thiệu tại Hội chợ hàng không Dubai (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) vào năm 1993 và gây được sự chú ý với giới quân sự quốc tế.
Su-30MK2 chở được 8.000 kg vũ khí, đạn dược. Trên thân và cánh máy bay có 12 bệ gắn, 10 trong số đó dùng để cài đặt đến 10 trái tên lửa. Trong trường hợp không chiến, Su-30MK2 sẽ sử dụng những tên lửa nhỏ điều khiển bằng sóng từ cũng như các đầu đạn tự động R-27R1, R-27RE, R27T. R-27E, RVV-AE, còn khi cận chiến có thể sử dụng tên lửa không đối không R-73 và R-73E.
Tên lửa R-27R1 được trang bị cho Su-30MK2 |
Đối với các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, Su-30MK2 sẽ sử dụng loại tên lửa chống sóng radar H-31P, hoặc tên lửa định vị bằng sóng vô tuyến, bằng tia laser H -25ML, H-29L và H-29T, tên lửa có cánh H-59M cũng như các loại bom thông thường. Đặc biệt, vũ khí tấn công mặt đất và trên biển của Su-30MK2 cực kỳ hiệu quả. Chẳng hạn tên lửa H-59M điều khiển bằng sóng vô tuyến có thể bắn phá mục tiêu từ khoảng cách 100 km. Trên đường bay tới mục tiêu thì trên màn hình của sở chỉ huy hiện rõ đường đi của đầu đạn tự động được gắn với tên lửa và sau khi viên phi công ngắm mục tiêu và “ra lệnh” thì nó sẽ công phá chính xác mục tiêu.
Ngoài ra, Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa H-29TM, do Tổng công trình sư Igor Seleznev kết hợp với nhóm thiết kế hệ thống vũ khí của loại máy bay này phát triển. Đây là loại tên lửa có chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (theo nguyên tắc “bấm nút và quên luôn”).
Với H-29TM, loại tên lửa có hệ thống điều khiển bằng laser, thì phi công chỉ cần ngắm và xác định mục tiêu sau đó ghi vào bộ nhớ của hệ thống điều khiển rồi bấm nút, còn lại tên lửa sẽ tự tìm và tiêu diệt mục tiêu. Riêng loại tên lửa H-31P thì có thể tiêu diệt mọi bệ phóng tên lửa có cánh tầm trung và tầm xa trên mặt đất trong khi Su-30MK2 không cần phải bay vào tầm hoạt động của các loại vũ khí này. Cũng giống như máy bay tiêm kích SU-27, chiếc SU-30MK2 được trang bị loại súng liên thanh GS-31 với cơ số đạn là 150 viên.
Tác chiến trong mọi điều kiện
Khoang lái phía trước của Su-30MK2 |
Do hệ thống điều khiển vũ khí cùng một lúc đáp ứng nhiều yêu cầu cao, nên các trang thiết bị phục vụ hệ thống này cũng được cải tiến với các công nghệ cao. Với khoang lái tiết kiệm diện tích nên một số trang thiết bị được gắn bên ngoài thân máy bay, ở những góc phù hợp, ví dụ hệ thống dò tìm bằng laser, sóng từ hay các bộ phận định vị, các đầu đạn tự hành hay hệ thống cảm ứng nhiệt độ. Tất cả đều có thể hoạt động hoàn hảo trong bất kỳ điều kiện thời tiết, địa hình nào.
Su-30MK2 với đầy đủ vũ khí - Ảnh: Lenrta, Newsru |
Để thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên không, hay tấn công các hệ thống phòng không của đối thủ, khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 có thể bay liên tục trên không 10 giờ đồng hồ. Để quảng bá tính năng cực kỳ ưu việt này, vào năm 1994 tại hội chợ máy bay ở Santiago, Chile, Su-30MK2 thực hiện chuyến bay vượt đại dương mà không cần tiếp nhiên liệu làm kinh ngạc giới quân sự lúc đó.
Tuy nhiên phải đến cuộc triển lãm hàng không năm 1995 tại Nga, khi Su-30MK2 được trang bị đầy đủ vũ khí (tên lửa và bom) trình diễn các động tác nhào lộn, xoay vòng trên không đến chóng mặt thì các chuyên gia quân sự phương Tây phải thừa nhận: Họ chưa thể có loại máy bay hiện đại như thế. Chiếc máy bay này luôn là nguồn hứng khởi cho các triển lãm hàng không tại Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và nhiều nước khác sau đó.
Năm 2005 – 2006 Nga và Venezuela đã ký kết hợp đồng mua bán vũ khí quân sự trị giá 3 tỉ USD. Theo đó phía Nga sẽ bán cho Venezuela 24 chiếc Su-30MK2, 53 máy bay trực thăng Mi-35M. Ngoài ra, Nga còn cho phép đất nước Nam Mỹ này sản xuất súng tiểu liên AK, cũng như nhiều khả năng sẽ đạt được thỏa thuận việc Nga bán cho Venezuela 5 chiếc tàu ngầm lớp 636 và 4 chiếc lớp 677-Amur. Ngoài ra, Venezuela còn quan tâm đến máy bay vận tải IL-76 cũng như hệ thống tên lửa phòng thủ TOR-M1 trị giá khoảng 2 tỉ USD. Hiện Venezuela là bạn hàng đứng thứ hai của Nga về mua bán vũ khí quân sự, sau Algeria. Trước đó, vào năm 2005, Venezuela đã mua 100 ngàn khẩu AK của Nga. Và sau khi Mỹ từ chối bán máy bay tiêm kích F-16 cho đất nước này thì Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố sẽ không cần mua vũ khí Mỹ và chuyển sang mua vũ khí của Nga. Một số thông số kỹ thuật của Su-30MK2: Sải cánh: 14,70m |
Hoàng Hoài Sơn
Bình luận (0)