"Ngôi nhà lầu" rộng khoảng 10 mét vuông của hộ chị Lê Thị Điểu xây dựng ngay sau trận lũ năm 1999 với nguồn vốn hơn 7 triệu đồng ngay sau căn nhà chính lại là... nhà trệt! Trận lũ lớn năm 1999, nhà chị ngập đến mái. Trước lũ năm đó, cả làng phải dắt bò lên núi ở xã Đại Phong cách đó cả chục cây số để tránh. Khi xây dựng xong căn lầu này, đàn bò 4 con của chị vẫn an toàn, no ấm trong trận lũ lịch sử năm 2000 sau đó. Phong trào xây lầu cho bò từ đó phát triển!
Chị Lê Thị Điểu cho biết toàn đội 6 của chị hiện có khoảng 20 "nhà lầu" nuôi bò xây dựng bằng bê tông cốt thép kiên cố và an toàn cho dù lũ có lớn như năm 2000. Nhiều chuồng bò 2 tầng khác cũng đang được đầu tư xây dựng trong xóm.
Theo thống kê của UBND huyện Đại Lộc, sau 5 năm phát động phong trào Sind hóa đàn bò, toàn huyện với 32 ngàn hộ dân đến nay đã có đàn bò gần 25 ngàn con mà hơn 40% đã được lai giống Sind chất lượng cao và có bảo hiểm thú y. Vài năm trước, một con bò giống lai Sind có giá trên 8 triệu đồng, nay tuy đã giảm ngang giá bò thịt (khoảng 2 - 2,5 triệu), nhưng người nông dân huyện Đại Lộc do tận dụng trồng cỏ ở đất vườn, đất ven sông nên cũng có lợi và nâng cao được mức sống.
Huỳnh Thu
Bình luận (0)