Trước đó, vào ngày 20.2, tại thôn Thanh Mâu có một con trâu bị chết rét, mọi người trong thôn xẻ thịt ăn và có khoảng 250 người tham dự. Ngoài việc ăn tại chỗ, nhiều người còn mang thịt trâu về nhà treo giàn bếp để ăn dần. Do vậy, số người bị ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra trong nhiều ngày, trong đó cao điểm nhất là ngày 22.2 có 39 ca. Trong số 53 ca bị ngộ độc, có 3 ca là trẻ em dưới 5 tuổi.
Bà Hà cho biết, xét nghiệm mẫu thịt trâu đã phát hiện vi khuẩn tụ cầu vàng (mầm bệnh chính gây nên ngộ độc thực phẩm), mẫu nước có vi khuẩn E.coli và Coliform. Hiện các ca ngộ độc thực phẩm đã xuất viện sau nhiều ngày điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Minh Long.
Được biết, tại các huyện miền núi Quảng Ngãi, nhiều người dân đã sử dụng thịt trâu bị chết vì đói, rét để ăn, nhưng trong quá trình chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc xẻ thịt treo giàn bếp ăn dần nên thịt ôi thiu dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Hiển Cừ
Bình luận (0)