Với dự án Nabucco, khí đốt từ vùng Trung Á được dẫn sang Thổ Nhĩ Kỳ và từ đó sang các nước châu u khác, dự án này do Áo chủ trì và dự kiến đi vào hoạt động năm 2011 hoặc 2013. Châu u hy vọng với dự án này sẽ không còn bị phụ thuộc vào Nga về cung ứng khí đốt và đồng thời còn giảm được chi phi vận tải khí đốt từ 40 đến 50%. Nga phản công lại bằng việc ký kết các hợp đồng mua khí đốt dài hạn từ Trung Á và xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt South Stream từ Biển Đen sang Bulgaria và rồi từ đó sang các nước châu u khác.
Bây giờ, với sự tham gia của Hungaria vào dự án này, Nga đã làm cho sự liên kết của các đối tác ở phía bên kia cứ ngày thêm lỏng lẻo. Việc Nga tranh giành nguồn cung ứng khí đốt ở Trung Á đã đủ để gây khó khăn cho dự án Nabucco vì nếu không đảm bảo có nguồn khí đốt cung ứng đầy đủ thì hiệu quả của cả hệ thống giảm đi rõ rệt. Bây giờ lại thêm chuyện Thổ Nhĩ Kỳ mời Nga tham gia. Khi ấy, Nga không chỉ lại có tiếng nói và ảnh hưởng trong dự án vốn được dựng nên để đối phó với chính sách cung ứng khí đốt của Nga, ấy là chưa kể đến khả năng Nga sử dụng chính hệ thống này để xuất khẩu khí đốt của mình hoặc đã được Nga “tạm nhập” để rồi “tái xuất”. Trong mọi trường hợp thì lợi nhất vẫn là Nga và hệ thống South Stream.
Những tính toán lợi ích thực dụng trước mắt và cả lâu dài đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ và Hungaria trở thành “những con ngựa thành Troy” đối với dự án Nabucco của châu u, trong đó có việc tận dụng triệt để vị trí chiến lược và cả ý đồ tạo áp lực đổi lấy nhân nhượng của châu u trong vấn đề khác.
La Phù
Bình luận (0)