Phát hiện phân tử hữu cơ trong khí quyển "Sao Mộc nóng”

21/03/2008 09:08 GMT+7

(TNO) Khí metan, phân tử hữu cơ của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta đã được phát hiện lần đầu tiên. Các phân tử hữu cơ này là tập hợp liên kết hidro carbon và thường được tìm thấy trong hệ Mặt trời của chúng ta. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm dấu tích sự sống bên ngoài Trái đất.

Các nhà thiên văn tại trường Đại học London (Anh) đã sử dụng kính thiên văn Hubble và tìm thấy khí metan trong khí quyển của một hành tinh có tên HD 189733b, có kích thước bằng Sao Mộc và cách Trái đất 63 năm ánh sáng.

HD 189733b là một trong hơn 270 hành tinh đã được khám phá, được coi là một “Sao Mộc nóng” do nhiệt độ cực nóng của nó. Các nhà khoa học cho biết hành tinh xa xôi có nhiệt độ khí quyển vào khoảng 1.000 độ C này không phải là nơi lý tưởng để thiết lập sự sống.

      Song Long (Theo Reuters)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.