Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn là thách thức

01/06/2008 02:29 GMT+7

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho đầu tư, đầu tư cho tương lai.

Trong rất nhiều thành tựu của đất nước, có lẽ thành tựu về chăm sóc trẻ em là một thành tựu nổi bật nhất - vừa là sự trả ơn cho các thế hệ trước, vừa là lo cho tương lai của dân tộc. Một trong những kết quả rõ nét nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Bảo đảm dinh dưỡng trẻ em có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể chất con người, chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số và phát triển xã hội.

Có nhìn lại tình trạng dinh dưỡng trẻ em trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, mới thấy được những thành tựu về kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trong thời gian qua. Khi đó, có tới 51,5% trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tháng tuổi (suy dinh dưỡng nhẹ cân), trên 60% trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng thấp còi), một nửa bà mẹ mang thai bị thiếu máu, mỗi năm có khoảng 5 - 7 nghìn trẻ em bị mù do thiếu Vitamin A, 94% dân số sống trong vùng thiếu i ốt, bệnh bướu cổ do thiếu i ốt khá phổ biến, bữa ăn của người dân đã thiếu về dinh dưỡng, còn thiếu về số lượng... Từ đó đến nay, với nhiều chương trình, như VAC (vườn - ao - chuồng), bổ sung thực phẩm cho trẻ em ở một số địa phương, bổ sung Vitamin A liều cao, bổ sung viên sắt cho phụ nữ có thai, đẩy mạnh hoạt động phòng chống bướu cổ... Kết quả tính đến năm 2007 đã giảm nhanh được tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%)

Cùng với giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng là đã thanh toán được bệnh bại liệt, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trẻ em thường xuyên đạt tỷ lệ cao,...

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng thách thức về mặt suy dinh dưỡng trẻ em không nhỏ. Hiện cả nước còn khoảng 1,6 triệu (tức là trên tổng số một phần năm) trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân; còn khoảng 2,6 triệu trẻ em (tức là trên một phần ba) còn bị suy dinh dưỡng thấp còi. Ngoài ra tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (Vitamin A, sắt, i ốt,...) còn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Hiện còn 29% trẻ em dưới 5 tuổi, 53% bà mẹ đang nuôi con bú thiếu Vitamin A. Cả nước còn 34,1% trẻ em dưới 5 tuổi, 24,3% phụ nữ tuổi sinh đẻ, 32,3% phụ nữ có thai bị thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu i ốt hiện diễn ra ở 18/64 tỉnh, thành phố... Tình trạng trên hiện không chỉ gây thiệt hại về kinh tế (hàng tỉ USD mỗi năm), mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của con người, của dân tộc và của đất nước.

Ngọc Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.