Những con tem quý hiếm nhất thế giới

07/06/2008 22:33 GMT+7

Mặc dầu đã ở tuổi 58, song nhà sưu tập Nguyễn Hoàng Tùng (người đoạt giải Vietstampex toàn quốc - Hà Nội 2000) tự nhận mình vẫn như một cậu học trò đứng trước cổng trường đời cũng như trước thế giới tem mênh mông...

* Tem quý là do họa sĩ có tên tuổi thiết kế mỹ thuật hay nó có vẻ đẹp đặc biệt để đánh dấu một sự kiện quốc tế nào đó?

- Nhà sưu tập Nguyễn Hoàng Tùng: Quý xuất phát từ chỗ... hiếm có. Ví dụ con tem đầu tiên của thế giới in hình nữ hoàng Anh Victoria phát hành vào năm 1840, cách đây 168 năm, đã bán ra đến 72 triệu con chỉ chưa đầy một năm sau đó. Đến nay ai cũng biết loại tem ấy đã lên ngôi hoàng đế từ lâu trong vương quốc các loài tem. Sau vị “hoàng đế” đầu tiên này, lần lượt có những ông vua láng giềng đăng quang. Đó là những loạt tem phát hành đầu tiên tại Thụy Sĩ năm 1843, tại Pháp năm 1849, tiếp đó là tại hơn 90 quốc gia khác vào thập niên 1860. Để rồi từ đó tem bưu chính như một dòng thác chảy qua đời sống xã hội. Trong dòng thác ấy có những con tem quý hiện lên như những giọt nước đã đông thành ngọc vậy.

* Ví tem như ngọc, sự so sánh này có khập khiễng?

- Không khập khiễng chút nào. Bởi nếu xét về giá trị kim tiền, con tem do Thụy Điển phát hành năm 1855 có dấu bưu cục, đã đổi màu qua năm tháng nhưng vẫn được bán đấu giá ở Zurich của Thụy Sĩ năm 1990 với 1,25 triệu USD. Nếu tính giá trị thời gian, con tem ấy đã hơn 150 tuổi đời. Còn nói về mặt hiếm có, nó chỉ còn... 1 con duy nhất! Một loại tem khác do bưu cục Mauritius phát hành chỉ có 500 con vào mùa thu năm 1847, cốt để dán lên bì thư mời khách dự buổi hội ở đó. Đến năm 1997, tức 160 năm sau, con tem vũ hội


Con tem đầu tiên của thế giới in hình Nữ hoàng Victoria  phát hành năm 1840 
trên đưa ra bán đấu giá với mức 1,5 triệu USD. Một con tem của Guyana in trên giấy hồng, giá phát hành năm 1856 chỉ có 1 cent, đã bán đấu giá ở New York đến 935.000 USD cách đây 18 năm. Đó là nói về mặt kim tiền, chứ “chất ngọc” của con tem sưu tập còn nằm trong giá trị tinh thần và văn hóa nữa. Nhiều con tem trên thế giới được người chơi tem “cưng như trứng, hứng như hoa”. Vì để có con tem ưng ý, người sưu tập phải đi dò hỏi khắp làng chơi tem, phải lên mạng truy cập đỏ mắt, phải trăn trở vì nó. Đến khi thấy nó rồi, mua về được, trong lòng vui mấy ngày chưa hết.

* Ngoài cái quý vì hiếm, cái quý của tem còn ở chỗ chúng hỏng hóc lạ đời phải không thưa ông?

- Tất nhiên rồi. Một cái bát, cái dĩa, cái lọ hoa bằng đất khi xuất xưởng bị méo mó sẽ phải vứt đi. Nhưng với một con tem thì khác. Những con tem bị in sai được xem là “ngọn cờ trong bó đũa” của người sưu tập, được tìm kiếm ráo riết và được đặt ở vị trí cao nhất trong loạt tem phát hành cùng mẫu mã. Thường thường những con tem bị hỏng một chi tiết nào đó sẽ bị hủy bỏ ngay. Song cũng có nhiều khe hở hy hữu để loại tem “hư” này lọt ra ngoài.

Như vào năm 1918, tem có nội dung giới thiệu về ngành hàng không của nước Mỹ đã lỡ in lộn ngược hình chiếc máy bay. Tem bị lỗi này lọt ra ngoài và bưu cục xin mua lại để hủy bỏ nhưng người chơi tem không chịu bán. Thế là trong lịch sử ấn hành tem bưu chính của nước Mỹ đã có một “đứa con hư” nhưng lại rất được các nhà sưu tập cưng chiều, trở thành con tem quý hiếm nhất ở Mỹ, từng đem bán đấu giá năm 1979 với mức 500.000 USD. Cũng kể thêm con tem do Thụy Sĩ in năm 1851 với 3 màu: hồng, lam, đen, nhưng một số tem do lỗi nhà in nên chỉ in hai màu hồng và lam, thiếu hẳn màu đen. Chúng nhanh chóng trở thành loại tem quý nhất ở Thụy Sĩ với giá 65.000 USD mỗi tem. Nhật


Nhà sưu tập tem Nguyễn Hoàng Tùng - Ảnh: G.H 
Bản cũng có con tem hình rồng bị in ngược đã gây sóng gió trên thị trường tem với giá lên đến 75.000 USD. Trung Quốc cũng vậy, con tem đầu tiên đời Thanh có hình bông hoa đỏ, khi in lần thứ nhất vì chữ quá nhỏ nên phải hủy bỏ để in lần thứ hai chữ to hơn, song sau khi hủy bỏ vẫn còn sót khoảng 30 tem và đến nay được liệt vào một trong những loại tem quý nhất châu Á, nằm trong danh sách 100 tem bán đấu giá quốc tế đạt mức cao nhất.

Còn ở Anh, ngay thời kỳ khai sinh tem vào hai năm đầu thập niên 1840, người ta đã in tem có hình nữ hoàng Victoria với một ít con bị sai, không chuẩn màu, nên mái tóc của nữ hoàng trên những con tem ấy có màu nhạt hơn so với yêu cầu. Những tem có màu mái tóc bất thường kia lại được các nhà sưu tập tìm mua với giá cao hơn hàng trăm, hàng nghìn lần so với những con tem đẹp mã cùng loại. Đến đây, tôi xin nhắc đến số phận của một loại tem mang hình một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, là tem tam giác Mũi Hảo Vọng, tức Cape Good Hope, in tại Anh năm 1860 rồi bị... bỏ quên trong kho! Đến khi cần sử dụng, bưu chính Mũi Hảo Vọng phải lục lọi trong kho, trong lúc chưa tìm ra, người ta phải lấy mẫu cũ để in lại lần nữa. Trong lần in thứ hai này, mẫu tem lại bị nhầm lẫn về màu sắc và giá ghi trên mặt tem nên phải hủy bỏ, nhưng không hiểu vì đâu một số tem hủy ấy lọt ra ngoài và đã “sống” đến nay trong các bộ sưu tập tem quý hiếm.

Ngoài lỗi do ấn loát, in sai giá tiền, in lộn ngược hình ảnh, hoặc in sai màu, sai chữ, một số tem còn vấp phải sai sót về quy cách do sơ suất trước khi phát hành. Những con tem này cũng được những người chơi tem “cưng” lắm. Như các tem thư không có răng cưa được nhà sưu tập George Lofts mua ở bưu điện Dart Ford của Anh khoảng năm 1960, một tờ “liền mặt” 240 tem, không lâu sau đó Lofts nhường lại cho một số nhà sưu tập khác với giá 1 triệu bảng Anh.

* Vậy tem quý hiếm chỉ là những “đứa con vô thừa nhận” của ngành bưu chính các nước hay sao?

- Không. Những điều tôi nói ở trên không có nghĩa là chỉ những “cô bé lọ lem” mới được đội vương miện trong vương quốc các loài tem quý hiếm. Rất nhiều con tem sang trọng trong dòng tem cổ điển của thế kỷ 19 được thiết kế mỹ thuật trên giấy tốt nhất thời đó với hình ảnh được in chìm công phu trên mặt tem từ lâu đã là loại hiếm quý. Chúng nằm trong những bộ sưu tập của các nhà quý tộc và của hoàng gia, như bộ sưu tập tem của nữ hoàng Elizabeth, hoặc của ông hoàng xứ Monaco giá phải tính đến con số hàng triệu USD. Song người ta vẫn ưa chuộng những con tem dị bản hơn, bị in lệch, nguyên do có lẽ ở chỗ chúng “ngẫu nhiên mà có” chứ không phải “cố ý tạo ra”. Nghĩa là chúng đã giúp cho một số nhà sưu tập có cái mà người khác không có hoặc rất khó có được.

* Ông vui lòng cho biết vài nét độc đáo khác trong thế giới tem.

- Chuyện đó vẫn luôn hấp dẫn. Có những con tem rất đặc biệt, chúng thơm mùi trà hoặc

Hiện phần lớn trong số 400 triệu người chơi tem trên thế giới vẫn ngày ngày đi tìm cái đẹp trong những “nghịch duyên” về sự ra đời của những con tem đặc biệt. Các lỗi kỹ thuật khi ấn hành tem không chỉ xảy ra lẻ tẻ ở bưu chính các nước, mà ngay cả Liên Hiệp Quốc khi in tem kỷ niệm 20 năm thành lập Tổ chức Lao động quốc tế cũng đã in sai giá cước. Số tem này được thu hồi nhưng không hết, và không ít “kỳ hoa dị thảo” ấy đã lọt vào tay một số nhà sưu tập lão luyện.
cà phê sữa, hoặc được phun màu óng ánh với những hạt mực siêu nhỏ nhờ kỹ thuật hiện đại, với đủ hình vuông, hình tròn, tam giác, hình thoi, hình ô-van, hoặc hình các loài thú như chim, rùa, bướm... Có cả hình ngũ giác tượng trưng cho kim cương của bưu điện Botswana nữa. Qua thế giới tem ấy chúng ta được biết những cộng đồng ít người nhất vẫn phát hành mẫu tem của họ như người ở Pitcairn. Họ sinh sống trên một hòn đảo rộng vỏn vẹn 5 cây số vuông và chỉ gồm... 57 người! Trong lúc đó, Trung Quốc có đến hơn 100 triệu người chơi tem.

Cũng qua thế giới tem, tôi thấy nhiều trường hợp hiếm có như loạt tem chủ đề Những cây cầu của bưu chính nước Bỉ khi in xong để trong kho đã bị kẻ trộm lấy đi một số lớn. Số còn lại khi đưa ra phát hành ở Luxembourg đã phải đóng dấu mực in có huỳnh quang để phân biệt với số tem bị đánh cắp! Có 7 triệu con tem của bưu chính Hà Lan in năm 1998 đề giá... 0 đồng, chỉ phát không, để kỷ niệm ngày bưu chính Hà Lan đột phá khỏi sự quản lý của nhà nước để chuyển thành xí nghiệp cổ phần bưu chính đầu tiên! Lại có loại tem in nổi trên mặt kim loại bằng nhôm, bạc hoặc vàng được dát mỏng. Như các mẫu tem in hình sư tử và hoa hồng của bưu điện nước Anh. Ở Pháp và Mỹ những năm gần đây có nhiều mẫu tem hình trái tim phát hành nhân ngày Tình yêu 14.2 mỗi năm. Có rất nhiều “trái tim” đã bay lên không trung trong các chuyến đưa thư, để nối liền nhịp đập của những người yêu nhau trên khắp hành tinh...

* Xin cám ơn ông. 

Giao Hưởng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.