"Chúng tôi đã chứng kiến cái chết dữ dội của một ngôi sao khổng lồ tại thiên hà cách trái đất gần 1 tỉ năm ánh sáng", Kevin Schawinski, nhà thiên văn học tại Đại học Oxford (Anh), cho biết. "Chúng tôi đã bắt được hình ảnh ngôi sao trên khi sóng xung kích supernova tiếp cận bề mặt ngôi sao và sau đó xé toạc nó ra từng mảnh vụn nhỏ," Reuters dẫn lời ông Schawinski.
Hiểu được những gì xảy ra bên trong một ngôi sao là điều hết sức quan trọng vì nhân của chúng thường đóng vai trò như là một lò hạt nhân sản sinh sức nóng và áp lực giúp ngôi sao tỏa sáng và ổn định trong thời gian dài. Khi lõi của các ngôi sao cháy hết nhiên liệu, chúng sẽ sụp đổ và phóng ra một đợt sóng xung kích di chuyển trên bề mặt với tốc độ 32 triệu km/giờ để tạo ra một quả cầu lửa sáng gấp 1 tỉ lần mặt trời. Vì có kích thước nhỏ hơn ngôi sao trên nên khi đến ngày tận diệt vào khoảng 4 tỉ năm nữa, mặt trời sẽ phồng lên, xé toạc các lớp bên ngoài của chúng và giữ nguyên như vậy cho đến khi nguội hết.
T.M
Bình luận (0)