10 cách để thúc đẩy trẻ

19/08/2008 09:51 GMT+7

1. Nuôi dưỡng sự yêu thích: Cho trẻ nhiều cơ hội học tập và khám phá điều trẻ thích. Chẳng hạn nếu con bạn thích khủng long, hãy mua những cuốn sách về khủng long cho chúng đọc. Nếu trẻ thích nhạc, hãy cho trẻ đồ chơi hay nhạc cụ thật và những băng đĩa nhạc. Nếu trẻ thích khoa học, hãy mua sách và dụng cụ khoa học. Trẻ có thể khám phá những sở thích của chúng nhiều hơn khi luôn duy trì niềm say mê học hỏi.

2. Giới thiệu cho trẻ những ý tưởng và lĩnh vực mới: Hãy tìm những chương trình khác bên ngoài nhà trường và cùng tham gia với trẻ. Đừng bỏ qua những hoạt động truyền thống như khiêu vũ đối với con gái và thể thao đối với con trai chẳng hạn.

3. Đưa những mục tiêu và giải thưởng ngắn hạn: Hãy giúp trẻ thấy công việc như một chuỗi những việc nhỏ. Chia mỗi việc nhỏ thành từng mục tiêu và cố gắng đặt ra một phần thưởng cho mục tiêu đó.

4. Giúp trẻ biết quản lý thời gian: Khi bắt đầu đi học, trẻ thường gặp khó khăn để bắt kịp bài vở. Trẻ thông minh thường học nhanh và dễ dàng, nhưng cũng có trẻ không biết quản lý thời gian để hoàn thành bài tập. Hãy dạy trẻ biết tạo và sử dụng thời gian biểu một cách khoa học.

5. Khen ngợi những cố gắng của trẻ: Để giúp trẻ thành công, hãy đánh giá cao cố gắng và nên có lời khen đặc biệt. Ví dụ, thay vì nói "công việc thật tuyệt" hãy nói "con làm bài khoa học này thật vất vả, con xứng đáng đạt điểm A".

6. Giúp trẻ biết về trách nhiệm bản thân: Nếu trẻ nghĩ thành công là do may mắn hay do nhờ ai đó giúp đỡ, thì thái độ này làm trẻ cảm thấy sự cố gắng là vô nghĩa. Hãy ca ngợi mọi cố gắng của trẻá, giúp trẻ hiểu trách nhiệm cá nhân rất quan trọng trong sự thành công. Than phiền về sếp hay nói xấu sếp trước mặt trẻ là bạn đã gửi đi một thông điệp sai cho trẻ.

7. Giữ thái độ tích cực về học tập: Trẻ cần thấy ba mẹ chúng đánh giá cao việc học hành. Dù khó khăn của trẻ ở trường là lỗi của trường hay của giáo viên, bạn cần phải nói năng cẩn thận. Thái độ tiêu cực đối với học tập sẽ lây sang cho trẻ.

8. Giúp trẻ biết liên hệ giữa bài tập và sở thích: Đôi khi trẻ thiếu động cơ thúc đẩy vì chúng không thấy có sự liên hệ giữa bài tập với mục tiêu và sở thích của chúng. Hãy giải thích cho trẻ thích làm nhà thám hiểm không gian biết rằng môn toán và khoa học thì quan trọng cho nghề nghiệp đó. Phụ huynh hãy tự làm một nghiên cứu nhỏ để tìm ra yêu cầu của nhiều loại công việc.

9. Hướng những bài tập thành những trò chơi sáng tạo: Có những trẻ thích được thử thách, vì thế bằng cách hướng những bài tập nhàm chán thành những trò chơi thử thách. Trẻ thích chạy đua, vậy thì bạn yêu cầu xem chúng có thể tính toán việc đó nhanh như thế nào mà không mắc lỗi. Ví dụ, một bài toán nhàm chán có thể được ví như một chuyến thám hiểm không gian đến sao Hỏa. Nếu bài tập làm không đúng, nghĩa là chuyến thám hiểm đã không thành công. Thậm chí lỗi nhỏ nhất có thể gây hỏng chuyến thám hiểm.

10. Động cơ thúc đẩy không phải chỉ nói về thành công ở trường: Một trẻ trưởng thành được đánh giá cao khi có động cơ tốt về tham gia chương trình tình nguyện giúp đỡ người già hay cho người kém may mắn. Những động cơ cần thúc đẩy trẻ không chỉ là mục tiêu học tập ở trường và bài tập về nhà mà còn nuôi dưỡng, phát triển lòng nhân ái, ý thức cộng đồng và xã hội.

Lê Ngân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.