Có cần thắt chặt phía trên vết rắn cắn?

17/11/2008 09:23 GMT+7

Sau bài báo “Cấp cứu người bị rắn lục tre cắn” ngày 6-11, một số bạn đọc yêu cầu nói rõ hơn cách sơ cứu và lý do không garô động mạch. Vì vậy, chúng tôi xin giải thích thêm như sau:

- Chúng ta sơ cứu người bị rắn cắn tại chỗ bằng cách: trấn an bệnh nhân; không băng ép, không garô động mạch; tránh can thiệp vào vết cắn như nặn, bóp, chích, rạch vì có thể làm tăng hấp thu nọc rắn vào cơ thể gây nhiễm trùng hoặc chảy máu.

- Người bị rắn cắn hoặc người trợ giúp dùng garô: là hình thức dùng vải, dây… cột thắt phía trên vết rắn lục tre cắn nhằm hạn chế sự lây lan nhanh của nọc độc. Trên thực tế rất ít khi rắn độc cắn đúng động mạch, vì vậy người ta khuyên không nên garô động mạch mà chỉ garô mao mạch (garô sao cho vẫn còn mạch đập phía dưới). Mặt khác, việc garô không đúng (ví dụ như garô quá chặt) sẽ gây tổn thương cơ quan phía dưới do thiếu máu nuôi. Vì vậy theo nhiều tác giả, nếu nạn nhân được di chuyển nhanh chóng đến cơ quan y tế gần nhất thì không cần garô. Nếu cần, nhân viên y tế sẽ biết cách garô đúng.

Lưu ý những việc cần làm:  không cố giết rắn nhưng nếu được thì bắt rắn để nhận dạng. Hạn chế vận động mạnh vùng rắn cắn. Không rạch, nặn vết thương do rắn lục cắn. Rửa sạch vết rắn cắn bằng nước sạch. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có điều kiện điều trị.

Theo ThS.BS Nguyễn Minh Vũ / Tuổi Trẻ
(BV Đa khoa T.Ư Cần Thơ) / Thái Lũy (ghi)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.