Loét miệng

30/11/2008 22:16 GMT+7

Tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn các giải pháp điều trị Viêm loét vùng niêm mạc miệng (nhiệt miệng) rất hay gặp ở nhiều người, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em. Bệnh tưởng chừng như nhẹ và vô hại nhưng nhiều khi kéo dài, hay tái phát khiến việc điều trị trở nên phức tạp, gây đau rát miệng, ăn uống không ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Những trẻ bị bệnh này hay quấy khóc, lười ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Thông thường bệnh kéo dài 1-2 tuần mới khỏi và có thể tái phát theo chu kỳ ở nhiều người tạo bệnh viêm loét mãn tính.

Nguyên nhân: 

  • Thay đổi các yếu tố thuận lợi: uống kháng sinh dài ngày, rượu bia, cà phê, hút thuốc lá... làm mất cân bằng vi sinh làm cho niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng có khi nặng làm vết loét sưng đỏ, có mủ, nóng rát, đau nhức, miệng khô, hôi.
  • Tổn thương cơ học: răng cắn, cọ sát do đánh răng, kích thích..., sang thương có khi rất lớn, có tâm màu vàng, thường ở mặt trong má. Hình ảnh có dấu răng tác động vào, đáy sâu có khi liên quan đến đỉnh nhọn múi răng.
  • Vi khuẩn, virus, stress, căn thẳng, suy giảm miễn dịch...
  • Loét trong miệng do sang chấn, loét dạng dời leo ở miệng. Các bác sĩ chuyên khoa thường nhắc đến một dạng loét miệng rất ưa gặp là Áp-tơ (aphtous ulcer), bệnh này thường tái phát và có khi được nhiều người gọi với những tên gọi khác nhau như viêm miệng dạng loét (ulcerative stomatitis) hay loét áp-tơ tái phát (recurrent aphtousulcer). Các sang thương này xuất hiện nhiều ở môi, má, sàn miệng, lưỡi, khẩu cái mềm và có khi ở cả trụ amyldale, xuất hiện lần đầu khi ở trẻ em, thường ở tuổi 10-20, rồi thường xuyên hơn và nặng thêm ở những lần sau.

Điều trị:

Thường là giải quyết triệu chứng tại chỗ, nếu có sang chấn hay bệnh lý đi kèm như nhiễm trùng, virus, căng thẳng tâm lý, sau uống thuốc... cần loại trừ những nguyên nhân thứ phát và yếu tố gây bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa có khi cho Corticoid uống liều thấp, ngắn ngày với mục đích giảm đau, kháng viêm và giảm yếu tố miễn dịch gây bệnh trầm trọng, tuy nhiên việc tái phát và loét kéo dài làm cho tần suất sử dụng Corticoid tăng lên, cộng với tình trạng ăn uống kém đi, có thể gây ra các tác dụng phụ của Corticoid. Cân nhắc điều trị bằng Corticoid liều thấp dạng uống chỉ khi nào loét quá nhiều và nghi ngờ do áp-tơ tái phát có liên quan đến cơ chế miễn dịch.

Giải pháp cho người bệnh loét miệng:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, làm sạch nhẹ nhàng, lấy đi các yếu tố tại chỗ, viêm nhiễm, hạn chế nhiễm trùng, giữ vùng sang thương sạch không bám vụn thức ăn.
  • Làm sạch miệng thật nhẹ bằng một bàn chải mềm, với oxy già nhẹ (1-1/2%) hay nước muối ấm pha loãng có bán sẵn hay pha chế ½ muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm khoảng 150-200ml. Không nên dùng các chất ngậm sát khuẩn miệng có nồng độ cao vì có thể gây đau rát và sang thương càng nặng thêm.
  • Tránh ăn cay, nóng, nhiều gia vị, sẽ làm vết loét nặng thêm.
  • Không chải răng với kem chứa sodium lauryl sulfate, hầt hết các kem đánh răng có chứa chất tạo bọt, các nghiên cứu cho thấy các chất này làm loét trầm trọng thêm.
  • Bổ sung các thuốc, thức ăn có chứa sắt, acid folic, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B khác, có thể giúp lành loét. Kháng sinh uống có thể cần nếu có nhiễm trùng thứ phát.

Thuốc bôi:

Có khá nhiều thuốc bôi bán tại pharmacy (OTC), dạng gel, kem, có thể có thuốc tê tại chỗ như benzocaine, lidocaine, benzoin tincture, camphor, bôi trực tiếp lên vết loét. Mục đích các thuốc dạng “gây tê tại chỗ” này là làm giảm đau, giúp ăn uống dễ dàng hơn, tuy nhiên cũng cần lưu ý về việc chính người bệnh lại cắn phải, hay làm tổn thương nhiều hơn nữa vết loét, vì không có cảm giác đau tại chỗ loét nữa. Hơn nữa, thuốc tê này có khi làm hạn chế máu nuôi vết thương và lâu lành hơn. Vì thế dạng gel “gây tê tại chỗ” này chỉ nên khuyên dùng khi loét gây đau và khó khăn khi ăn uống, mục tiêu điều trị hầu như không rõ ràng. Một số thuốc bôi dạng paste (kem), có mục đích bao phủ bề mặt vết loét, che chắn vết loét bị kích thích do thực phẩm tác động đến, làm loét giảm đi.

Một số thuốc khác chứa choline salicylate, làm giảm đau kháng viêm, chất kháng khuẩn như sulfat đồng, iodine có tác dụng lấy đi vụn thức ăn, mảng bám cạnh vết loét, giúp nhanh lành thương như carbamide peroxide, oxy già muối sodium perborate monohydrate.

Kháng viêm dạng kem (triamcinolone acetonide - ORREPASTE):

Có tác dụng tốt kháng viêm, giảm loét, hạn chế sang thương lan rộng. Tại các nhà thuốc, hiện đang có dạng kem bôi này có tác dụng rất tốt là Orrepaste:

  • Kháng viêm, giảm đau, bám dính tốt, tạo một lớp bao phủ trên bề mặt.
  • Kem không bị trôi đi trong môi trường miệng mà vẫn có tác dụng giảm loét, hiệu quả trị liệu tốt, đặc biệt với các vết loét nghi ngờ do áp-tơ, nguyên nhân do thay đổi yếu tố miễn dịch.
  • Độ mịn cao, hương bạc hà, không gây kích ứng.

Như vậy, loét miệng dù đơn giản nhưng cũng có khi gây ra nhiều vấn đề hay đau nhức, khó chịu và ưa tái phát. Người bệnh có nhiều chọn lựa điều trị, nhiều thuốc uống, bôi, giảm triệu chứng nguyên nhân, tăng đề kháng, vệ sinh tại chỗ... Có thể tự mua thuốc uống nhưng cũng cần phải đến bác sĩ chuyên khoa nếu sang thương loét nặng, gây biến chứng đau nhức, tái phát nhiều lần hay viêm loét không giảm. Điều này rất cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và toàn thân nói chung.

Orrepaste, kem bôi điều trị loét miệng thường được bán ở các nhà thuốc.

BS. Nguyễn Thanh Danh (Chuyên Khoa Răng Hàm Mặt)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.