- Trước đây khi kỹ thuật y học và gây mê hồi sức chưa hoàn thiện, tỉ lệ thành công của mổ thay van tim chỉ 60-70%. Tuy nhiên, cho đến hôm nay nhờ những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật mổ, tạo hình van tim, chế tạo các loại van tim, gây mê hồi sức và chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán chính xác các tổn thương van tim trước khi quyết định phẫu thuật. Tất cả những điều đó đã làm tăng tỉ lệ thành công trong phẫu thuật thay van tim đơn thuần lên đến 92-95%.
Tuy nhiên kết quả phẫu thuật còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như mức độ tổn thương của van tim, các tổn thương khác đi kèm như hẹp động mạch vành, các bệnh của toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... và tổng trạng chung của bệnh nhân.
Sau khi thay van tim phải sử dụng các loại thuốc chống đông và tái khám theo định kỳ liên tục. Việc này cũng khá phiền toái vì không phải người Việt Nam nào cũng quen với những điều trên bởi ai cũng nghĩ mổ xong là hết bệnh hoàn toàn, không phải uống thuốc và tái khám nữa.
Theo PGS-TS Nghuyễn Hoài Nam/ Tuổi Trẻ
Bình luận (0)