Điều này đồng nghĩa với việc khu vực đang đứng trước một thách thức lớn về gánh nặng kinh tế và xã hội do tình trạng lão hóa dân số mang lại.
Báo cáo của ADB khuyến cáo khu vực châu Á phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn cuộc khủng hoảng dân số già đang diễn ra ngày càng nhanh. Nghiên cứu cho biết không chỉ dân số ở các nước và lãnh thổ giàu có trong khu vực như Nhật Bản, Hong Kong, Trung Quốc và Singapore đang già đi nhanh chóng, mà các nước đang phát triển cũng đang đứng trước nguy cơ này. Nguồn tin AP dẫn kết quả nghiên cứu chỉ rõ Nhật Bản vẫn là nước có tỉ lệ người già cao nhất khu vực, đến năm 2050 số người già trên 65 tuổi sẽ chiếm 2/5 tổng dân số ở đất nước này.
Báo cáo trên cũng cảnh báo hơn một nửa số người già ở các nước nghèo như Philippines, Pakistan, Indonesia, Lào... sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do thu nhập thấp, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người già. Để giảm bớt ảnh hưởng của tình trạng này, các nước đang phát triển ở châu Á phải áp dụng chính sách tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng cường hoặc xây dựng hệ thống trợ cấp xã hội, đầu tư vào giáo dục và thu hút vốn đầu tư vào khu vực.
Theo Mỹ Loan / Tuổi Trẻ
Bình luận (0)