Olympus Tough 8000
Olympus dường như là hãng đầu tiên khai pháo cho dòng máy ảnh chịu va đập và chịu nước. Đến mẫu Tough 8000 mới nhất này, Olympus đưa thêm tính năng chịu nhiệt độ lạnh giá vào chiếc máy ảnh “nồi đồng cối đá” của mình. Đúng với cái tên Tough (cứng rắn, bền bỉ) của nó, Tough 8000 có thể hoạt động tốt ở độ sâu 10m dưới nước, chịu được nhiệt độ tới -10oC và không hề hấn gì nếu bị rơi từ độ cao 2m cũng như chịu được vật đè nặng tới 100 kg. Ngoài ra, Tough 8000 còn có khả năng chống được bụi.
Đối với mẫu Tough 8000 mới nhất này, Olympus đưa vào thiết bị bộ cảm biến nhận biết môi trường nước xung quanh, giúp người chụp có những bức ảnh như ý dưới nước. Các thông số khác của máy: ống kính 12 megapixel, zoom 3,6x, ống kính có thể chụp góc rộng, nhận dạng khuôn mặt, cắm điện trực tiếp vào máy để sạc mà không cần tháo pin ra, có thể quay phim ở độ phân giải 640x480 pixel. Máy có 3 màu: đen, xám và xanh dương.
Panasonic Lumix TS1 hay FT1
Fujifilm FinePix Z33WP |
Fujifilm FinePix Z33WP
Panasonic Lumix TS1 |
Canon Powershot D10
Là kẻ đến sau nhưng không phải là muộn. Canon kịp cho ra Powershot D10 đúng thời điểm cuộc chạy đua máy ảnh chịu nước và chịu lực đang lên cao. Đối thủ của Canon đối với dòng máy này có lẽ là Olympus, hãng khơi mào đầu tiên. Không thua kém gì Tough 8000, Powershot D10 cũng có ống kính 12 megapixel, zoom 3x, chịu áp lực nước ở độ sâu 10m và chịu nhiệt độ giá lạnh tới -10oC. Tuy nhiên, Powershot D10 chỉ chịu được va đập khi rơi từ độ cao 1,22m, chứ không bền như Tough 8000. Tuy nhiên, so với các mẫu tương tự của các đối thủ, Powershot D10 trông hơi cục mịch. Bù lại, nó trông vẫn đẹp và có cá tính riêng. Canon còn trang bị thêm cho mẫu máy này ống kính chống tụ hơi nước, giúp việc chụp ảnh ở những nơi ẩm ướt dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn có thể đổi vỏ màu cho máy để phù hợp với sở thích và cá tính.
Travip
Bình luận (0)