Theo TS Dũng, 40% người mắc tật khúc xạ liên quan thời gian và mức độ sử dụng mắt, như làm việc quá 8 giờ/ngày và liên tục trên 2 giờ, cường độ ánh sáng kém và tư thế làm việc, học tập không phù hợp, thời gian vui chơi ngoài trời thấp...
Tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, tỉ lệ học sinh mắc tật khúc xạ cao nhất cả nước, trong đó tại Hà Nội có gần 1/3 học sinh phổ thông bị cận thị, số viễn thị, loạn thị khá cao. Tại TP.HCM, tỉ lệ cận thị ở học sinh là 15,3% học sinh nam và 18,9% học sinh nữ. Tuy nhiên, chỉ 50-67,5% học sinh được đeo kính phù hợp với mức độ cận, loạn, viễn thị, do số cửa hàng kính thuốc đủ tiêu chuẩn còn rất thấp.
Tại hội thảo, bác sĩ Vũ Thị Bích Thủy (Bệnh viện Mắt T.Ư) cũng cho biết số trẻ em bị tật khúc xạ đến khám mắt đang đeo kính sai rất cao. Tỉ lệ “cận thị giả” - tức thực tế không mắc bệnh - ở trẻ em cũng khá cao, lên tới 20%, Đây là số trẻ em không cần đeo kính mà chỉ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thị lực sẽ trở về bình thường.
Theo L.Anh / Tuổi Trẻ
Bình luận (0)