Tổng cộng, ước tính có hơn nửa triệu trẻ em 4 tuổi ở Mỹ bị béo phì, trong đó 13% là trẻ em gốc Á, 16% da trắng, 21% da đen, 22% gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cuối cùng, tỉ lệ trẻ béo phì gốc Ấn là cao nhất: 31%.
Cuộc điều tra do các nhà nghiên cứu của Trường đại học bang Ohio và Trường đại học Temple (Mỹ) tiến hành, không tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những khác biệt về sắc tộc với chứng béo phì. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng sự khác biệt về mặt di truyền, trình độ học vấn, khả năng tài chính và chế độ dinh dưỡng của cha mẹ có thể là những lý do dẫn đến kết quả kể trên.
Nhưng dù có là lý do gì chăng nữa, tỉ lệ béo phì quá cao ở trẻ còn rất nhỏ như vậy đang khiến giới chuyên môn cực kỳ lo ngại.
Hãng tin AP dẫn lời một giáo sư đại học bày tỏ lo ngại rằng nếu không có sự can thiệp hiệu quả và kịp thời, ngay thế hệ kế tiếp của nước Mỹ sẽ phải đối diện với rất nhiều rắc rối do chứng béo phì gây ra, bao gồm các bệnh tim mạch, huyết áp cao, ung thư, xương khớp… Tình trạng này hiện đã xảy ra, nhưng mức độ lan tràn của nó sẽ gia tăng lên rất nhiều ở thế hệ tiếp theo nếu như mọi chuyện không được cải thiện. Các nhà chuyên môn khác cũng bày tỏ lo ngại về gánh nặng y tế và kinh tế mà chứng béo phì gây ra với xã hội.
Đoan Nhật
Bình luận (0)