Theo chuyên san Science, nhóm khoa học gia người Mỹ, trong đó có Đại học Montana và Harvard, rất bất ngờ trước phát hiện trên và đặt câu hỏi tại sao lại có sự tồn tại mãnh liệt của sự sống dưới hàng trăm mét băng và làm sao các sinh vật này có thể sống hoàn toàn trong điều kiện lạnh lẽo, tối tăm suốt một thời gian dài kỷ lục. Cộng đồng sinh vật trên sống trong một bể nước mặn, bị mắc kẹt phía dưới tảng băng Taylor và kế bên hồ Booney bị đóng băng ở phía đông địa cực. Dù tồn tại giữa Nam Cực, nhưng bể nước mặn đó không biến thành tảng băng do nước ở đây có nồng độ muối cao gấp 3 - 4 lần nước biển.
Các nhà khoa học cho rằng bể nước có chiều rộng 4,8 km là phần còn sót lại của một đại dương cổ đại và đã trở thành tù nhân của tảng băng Taylor cách đây ít nhất 1,5 triệu năm. Giới chuyên gia hy vọng việc nghiên cứu sự tồn tại của loài vi khuẩn trên có thể giúp khám phá sự sống ngoài hành tinh và cách các hệ thống này tồn tại dưới mặt băng dày.
T.M
Bình luận (0)