Lặn mò xác người

25/05/2009 11:10 GMT+7

Việc tìm được xác người hay tang vật là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của đội cứu hộ - cứu nạn vì đây là những bằng chứng phục vụ công tác điều tra án. Do đó, việc ngâm mình nhiều giờ liền dưới nước lạnh, dơ bẩn là chuyện thường tình của lính cứu hộ - cứu nạn.

Nhấc mình lên khỏi dòng nước đen ngòm của con rạch Bàu Trâu (phường 14, quận 6) để đồng đội thay mình, chiến sĩ Lê Văn Tân (Đội Cứu hộ-cứu nạn chuyên nghiệp (CH-CN) Sở Cảnh sát PCCC TPHCM) vội nhờ đồng đội châm giùm điếu thuốc lá, rít một hơi thật sâu cho ấm người rồi nói: “Sáng nay, em là người đầu tiên xuống nước. Nhìn dòng nước đen ngòm và bốc mùi hôi nồng nặc nên cảm giác ơn ớn. Lặn mò một hồi, “tóm” được bao bố nằm lẫn trong đống rác, em mừng rơn dù khi đụng vào, mùi xác chết xộc vào mũi!”.

Chỉ toàn xác động vật

Tân vội báo hiệu cho đồng đội trên bờ kéo lên và đinh ninh công việc đã hoàn tất. Nào ngờ khi mở bao ra, mọi người buồn xo vì đó là xác một... con chó!”.

Hiểm nguy rình rập!

Trong nhiều lần lặn mò xác hoặc tang vật các vụ án, các thành viên trong đội CH-CN đã sờ phải các loại vũ khí như trái nổ, lựu đạn... Như vụ lặn để mò tìm con dao trong một vụ trọng án xảy ra cuối năm 2008 mà hung thủ vứt ở Củ Chi. Dao tìm không thấy nhưng lại “mò” được... 4 quả lựu đạn. Hay vụ mò tìm tang vật của một vụ án tại cầu Bến Phân (giáp quận Gò Vấp và quận 12), thượng sĩ Huỳnh Nguyên Thuận mò được 4 cái chai. Khi bước lên bờ, anh Thuận định ném đi nhưng đồng đội phát hiện những cái chai mà thượng sĩ Thuận đang cầm là những quả lựu đạn chày. Lực lượng công binh lập tức được điều động đến phá hủy, chỉ cần “cái chai” rơi xuống đất là mạng người khó giữ và cầu Bến Phân cũng... gãy đôi.

Thế là công việc lặn mò phần đầu và cẳng tay nạn nhân Nguyễn Thị Tuyết Mai, người bị tình nhân Nguyễn Hữu Trực giết rồi chặt ra thành 16 phần đem vứt rải rác ở các kênh rạch của các chiến sĩ đội CH-CN phải bắt đầu lại.

Trong buổi sáng 21-5, lần lượt hết người này đến người khác thay phiên nhau trầm mình dưới dòng nước dơ để mò từng cm dưới lòng rạch. Và mỗi lần các chiến sĩ đưa lên bờ những bao nào nằng nặng, có... mùi thối thì hàng trăm người dân đứng trên bờ xem đều trong tư thế... bịt mũi.

Hụp lặn mãi đến 12 giờ 30 phút cùng ngày,  đầu và tay nạn nhân Mai vẫn... bặt tăm, không đúng như lời khai của hung thủ. Kết quả mà đội CH-CN thu được lại là 4 xác chó, 1 xác mèo, 2 xác gà cùng vô số chuột chết...

Cả đội lên bờ, ăn vội ổ bánh mì nguội rồi tức tốc lên đường, đến cống thoát nước khu vực phường 3, quận 11 để tiếp tục... mò tìm đến 16 giờ, nhưng vẫn không kết quả... Công việc lặn mò phải kéo dài sang ngày hôm sau.

Như vớ được vàng

Võ Thanh Công, chiến sĩ trẻ nhất của đội CH-CN, thổ lộ: “Mỗi khi mò được xác người, nhìn cảnh thân nhân người xấu số vui mừng là tụi này vui theo!”. Công nhớ lại vụ cùng đồng đội mò xác một thanh niên do bị rượt đuổi vì chích ma túy nên nhảy xuống kênh Tàu Hũ phường 13, quận 8 đầu năm 2008.

 

Đưa xác nạn nhân treo cổ dưới gầm cầu Văn Thánh (quận Bình Thạnh - TPHCM) vào bờ

Lúc đó vào buổi chiều, nước kênh đang lên nên chảy mạnh. Sau gần một giờ vật lộn mò tìm, anh Công và đồng đội “bắt” được xác người xấu số vướng ở sợi đây neo sà lan, cả hai cứ ôm khư khư xác chết như vớ được... vàng. 

Việc tìm được xác người hay tang vật là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của đội CH-CN vì đây là những bằng chứng phục vụ công tác điều tra án. Do đó, việc ngâm mình nhiều giờ liền dưới nước lạnh, dơ bẩn là chuyện thường tình của lính CH-CN.

16 giờ 25 phút ngày 12-5-2008, nhận được tin báo có người phụ nữ đi mò ốc ở con sông dưới cầu Bà Chiêm 2 (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) bị mất tích. Toàn đội CH-CN được điều động đến hiện trường. Lặn tìm đến 19 giờ vẫn không thấy xác.

Chiến công

Tiền thân của đội CH-CN là tiểu đội cấp cứu Phòng Cảnh sát PCCC Công an TPHCM. Tháng 3-2007, đội CH-CN ra đời với 27 cán bộ chiến sĩ. Đến nay, đội đã tham gia tổng cộng 160 vụ CH-CN, cứu sống 27 người, lặn vớt được 86 xác. Phối hợp với các lực lượng chức năng sơ tán thành công 50 người trong vùng nguy hiểm cơn bão năm 2007 tại huyện Cần Giờ-TPHCM.

Thiếu tướng Trần Triều Dương, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TPHCM, cho biết Thành ủy và UBND TP rất quan tâm đến công tác CH-CN và đã chỉ đạo sở phải xây dựng lực lượng CH-CN ngày càng chuyên nghiệp hơn. “Hiện chúng tôi đang tập trung xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC ngày càng trở nên tinh nhuệ, trong đó có việc xây dựng lực lượng CH-CN trên cao, dưới vùng nước sâu, trong vùng đổ nát...”- Thiếu tướng Dương nói.

Cùng thời điểm, cả đội lại nhận được tin báo ở cầu Bến Thượng (phường 14, quận Gò Vấp) có nạn nhân chết đuối. Chỉ huy quyết định điều 6 chiến sĩ lên đường để lặn mò và tìm được xác của em Trịnh Hoàng Hưng.

Vừa đói vừa lạnh, cả nhóm chuẩn bị về thì lại nhận tiếp tin báo có 2 thanh niên nhảy xuống cầu Nhị Thiên Đường (phường 6, quận 8). Cả đội không ai kịp ăn gì lại phải tức tốc lên xe trực chỉ hướng quận 8.

Tới nơi, chỉ kịp uống ly trà đá của người dân cho để... dằn bụng, cả đội lại hụp lặn để mò tìm xác. Đồng hồ điểm 1 giờ 30 phút sáng, niềm vui của các thành viên trong đội vỡ òa, mọi mệt mỏi tan biến khi xác hai nạn nhân Đái Tôn Phát và Lâm Chung Đinh được tìm thấy.

Không “lì” khó làm lính cứu hộ

Theo đội phó Huỳnh Văn Tuấn, nhiều chiến sĩ mới vào nghề dù đã được đào tạo, rèn luyện bài bản, nhưng khi được cử đi vớt xác đã phải ói mửa tại chỗ vì... sợ.

Chiến sĩ Phương sau khi đem được xác người đàn ông từ dưới sông Giồng Ông Tố (quận 9) lên bờ, nhìn thấy máu từ mũi, miệng, mắt của xác chết chảy ra đã bủn rủn tay chân, ói tại chỗ, sau đó bỏ cơm cả ngày.

“Gặp những xác chết nằm lâu ngày dưới nước, bị bọ nước bò vào lỗ tai, mũi, miệng hoặc nhiều xác khi vớt lên, khuôn mặt bị biến dạng hoàn toàn, dù người gan lì đến mấy cũng phải... nổi da gà!”- đội phó Huỳnh Văn Tuấn kể.

Anh Nguyễn Ngọc Tốt, một thành viên đội CH-CN, nói: “Phải làm lâu năm, trải qua nhiều vụ khi đó mới quen dần và hết cảm giác... sợ. 

Theo Bài và ảnh: Tân Tiến / Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.