"Đạo diễn bình dân”
Phùng Tiểu Cương sinh năm 1958 tại Bắc Kinh trong một gia đình không hề liên quan tới nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, ông vào làm việc tại đoàn văn công quân đội Bắc Kinh. Năm 1985, ông chuyển tới Trung tâm nghệ thuật truyền hình Bắc Kinh làm thiết kế mỹ thuật cho nhiều bộ phim như: Cảnh sát dân thường, Đàn ông tốt phụ nữ tốt… Nhờ tài năng bẩm sinh, ông đi dần từ một nhà thiết kế mỹ thuật sang nhà biên kịch với nhiều kịch bản phim có tiếng vang như: Nhát bẩm sinh, Câu chuyện của ban biên tập… Phùng Tiểu Cương từng được đề cử giải Kim Tượng lần thứ 13 cho Biên kịch xuất sắc nhất.
Từ năm 1994, Phùng Tiểu Cương bắt đầu mạnh dạn đạo diễn bộ phim đầu tay có tên Mãi mãi mất tình yêu của tôi. Đây là một bộ phim về đề tài thành phố và ông vẫn kiêm cả thiết kế mỹ thuật trong phim. Năm 1997, ông đạo diễn bộ phim truyền hình Phía sau mặt trăng và cũng từ đây, ông liên tục làm phim truyện hài ăn Tết hàng năm như Bên A bên B, Không gặp không về, Tiếng than, Điện thoại di động, Thiên hạ vô tặc… được khán giả Trung Quốc hết sức yêu thích. Đề tài thành phố hiện đại, câu chuyện đời sống, gần gụi, dễ nhớ, cùng chất hài đậm nét Phùng Tiểu Cương đã giúp ông nhanh chóng thành công và khẳng định phong cách phim dòng hiệu Phùng Thị. Với ngôn từ trào lộng châm biếm, các bộ phim của ông đã phản ánh rất chân thực và sinh động những hiện tượng xã hội bất thường ở đất nước này. Với nhân vật nam chính luôn là Cát Ưu – một diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc -, rất nhiều khán giả nước này thừa nhận rằng họ luôn nhìn thấy hình bóng mình ở các nhân vật trong phim của ông, dẫu đó chỉ là những nhân vật nhỏ bé, rất bình thường. Đó cũng là một trong những nguyên do khiến Phùng Tiểu Cương được khán giả trìu mến gọi là “đạo diễn bình dân” với nhân vật bình dân và câu chuyện cũng rất bình dân.
Dạ yến - bộ phim tạo nhiều chú ý từ giới phê bình và khán giả |
Hôn nhân lung lay?
Doanh thu ngất ngưởng của các phim Tết do ông làm đạo diễn luôn phá kỷ lục doanh thu ở Trung Quốc, đẩy đạo diễn có phần "xấu trai" họ Phùng trở thành con gà đẻ trứng vàng
|
|
Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng kể từ lần hợp tác với chồng trong phim Điện thoại di động (năm 2004, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lưu Chấn Vân), khán giả đã không còn thấy bóng dáng của Từ Phàm trong các phim tiếp theo của đạo diễn Phùng nữa. Từ Phàm cũng một mực phủ nhận tin đồn đạo diễn Phùng đã ngoại tình với một nữ diễn viên khác. Cô cũng thách thức báo giới nước này muốn thêu dệt gì thì thêu dệt, hai vợ chồng cô không quan tâm và vẫn chung sống với nhau. Tuy nhiên báo giới nước này đã chụp được hình ảnh đạo diễn Phùng cùng MC truyền hình Hồng Kông xinh đẹp và tài hoa Thẩm Tinh từ chung cư riêng của ông bước ra sau khi cùng qua đêm ở đây. Thẩm Tinh được xác nhận là bạn bè của đạo diễn Phùng nhiều năm qua, liên tục bay từ Hồng Kông tới Bắc Kinh như đi chợ. Tần suất cô xuất hiện chung với đạo diễn Phùng trong các hoạt động xã hội và các chương trình truyền hình rất nhiều, thậm chí còn nhiều hơn cả số lần Từ Phàm xuất hiện cùng chồng. Từng ly dị vào năm 30 tuổi, Thẩm Tinh tuyên bố rất thích yêu đàn ông lớn tuổi, từng trải.
Ngoài làm phim, đạo diễn Phùng có một thú vui là chơi cổ phiếu, tuy nhiên toàn thất bại. Sau hơn 2 năm qua liên tục chơi cổ phiếu, ông bị thua lỗ tới 90%, bị nhiều bạn bè đồng nghiệp la ó bắt bỏ. Xem ra con đường kinh doanh mặt hàng khác của đạo diễn Phùng bị định hướng chệnh.
Lệ Chi
Bình luận (0)