Cây lá muồng trâu

05/06/2009 10:41 GMT+7

(TNTT>) Tên khoa học Cassia alata L, họ Vang (Caesalpiniaceae). Thân cây mảnh, nhiều nhánh nhỏ, đôi khi có những cây nở gốc to, đường kính trên 10cm (thường mọc ven bờ ao, ven thửa ruộng nước). Cây cao trung bình 1,5-2m. Lá kép lông chim, có cuống dài 20-30cm, dày 2mm, có rìa. Một số bài thuốc từ vỏ, lá, trái muồng trâu:

- Sổ giun lãi, sán móc: Hái lá tươi, già, rửa sạch, 10-15gr (người lớn), 5gr (trẻ nhỏ), sắc với 2 chén nước còn 5 phân (uống trước lúc ngủ), trẻ chia 2 phần uống trưa hoặc tối (nếu 1 lần đã sổ thì không uống tiếp). Trường hợp thân nhiệt nóng, tiểu gắt không nhiều, hoặc đường niệu nóng rát, sắc 20-30gr với 3 chén nước còn 1 chén. Uống 1 lần vào buổi sáng.

- Nhuận gan, trị viêm gan có mỡ: Hái 100-150gr lá, cành, sao vàng (cắt khúc 3-5cm) khử thổ sắc với 1.000ml nước còn 200ml, ngày uống 3 lần.

- Da bị nhiễm độc, dị ứng: có 2 cách: 500gr lá muồng tươi +200gr lá sả, sắc với 5 lít nước (không sử dụng nước mưa), tắm sáng, tối. 200gr lá muồng có trái, giã nát với 1 muỗng muối hột, lấy nước uống, xác chà xát lên các vết ghẻ lở. 3 ngày sẽ khỏi.

- Nếu bị hắc lào, lác, nấm da: Hái 300gr lá tươi già, pha thêm 5 muỗng nước cốt chanh tươi và ½ muỗng muối hột, giã nát, chà xát lên chỗ bị lở, ngứa. Thọat đầu rất rát nhưng chỉ 2 ngày sẽ liền, khô mặt và sau 4 lần sẽ dứt hẳn.

Đông y sỹ Kiều Bá Long

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.