Đi XKLĐ tại các thị trường thu nhập cao: Cơ hội có đến với lao động nghèo?

07/07/2009 09:32 GMT+7

Thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản vốn được xem là "miếng ngon" với những lao động có nhu cầu đi XKLĐ. Vậy "miếng ngon" này liệu có đến với người nghèo và họ có những cơ hội cụ thể nào?

Thị trường Hàn: Sẽ mở rộng đối tượng

Ông Vũ Minh Xuyên- Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) - cho biết: "Theo chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, TT đã xây dựng phương án tuyển chọn và đào tạo tiếng Hàn cho LĐ tại 3 tỉnh thí điểm là: Yên Bái, Thanh Hoá và Quảng Ngãi".
 
Hiện nay, 148 LĐ đến từ các tỉnh trên đang tập trung học tiếng Hàn tại Trường TC Nghề số 17 Bộ Quốc phòng, trong đó Thanh Hoá đông nhất với 71 LĐ, Quảng Ngãi (58 LĐ) và Yên Bái (19 LĐ). Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, TT sẽ chọn thêm 300-400 LĐ huyện nghèo thuộc các tỉnh còn lại để đào tạo tiếng Hàn.

Theo ông Xuyên, khi triển khai, Bộ LĐTBXH và TT cũng đã lường trước những khó khăn về trình độ dân trí chưa cao của LĐ huyện nghèo, nên quyết định chọn Trường TC Nghề số 17 Bộ QP- nơi có thể đào tạo tốt tiếng Hàn và rèn luyện tính kỷ luật, ý thức tác phong công nghiệp cho LĐ.

Trước mắt, trong chương trình thí điểm, do thời gian đào tạo tiếng Hàn gấp nên bước đầu chúng tôi phải đưa ra giải pháp chọn LĐ có trình độ THPT, như thế mới đáp ứng yêu cầu. Sau này, chúng tôi sẽ mở rộng đến các đối tượng thấp hơn như tốt nghiệp THCS, bởi trên thực tế, Hàn Quốc tiếp nhận LĐ tốt nghiệp từ THCS trở lên.

Thị trường Nhật: Sẽ có suất

Sẽ kiểm soát đảm bảo đúng đối tượng

Trước những lo lắng liệu các tỉnh có chọn đúng, đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng đối tượng tham gia khoá học tiếng Hàn, lãnh đạo Bộ LĐTBXH cho rằng: Báo cáo sơ bộ từ các địa phương đều đảm bảo thực hiện đúng, như tỉnh Thanh Hoá báo cáo 100% LĐ của tỉnh đều thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bộ sẽ cho kiểm tra kỹ hồ sơ để đảm bảo đúng đối tượng, không để chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước bị lợi dụng sai lệch.

Ngoài thị trường Hàn Quốc, Bộ LĐTBXH cũng có chủ trương ưu tiên cho LĐ huyện nghèo sang Nhật Bản làm việc- theo chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản do Bộ LĐTBXH VN hợp tác triển khai cùng Hiệp hội DN vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) cho LĐ không có nghề.
 
Cụ thể, theo chương trình đã ký giữa hai bên, Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận LĐVN tuổi từ 20-25, tốt nghiệp THPT trở lên, không yêu cầu tay nghề. Chương trình này đã được triển khai từ năm 2006, nhưng năm nay do tình hình kinh tế khó khăn nên phía bạn chưa triển khai tiếp nhận LĐ.

Theo ông Xuyên, VN đang trao đổi với bạn để có kế hoạch tiếp nhận LĐ sớm nhất và khi Nhật Bản có kế hoạch tuyển LĐ năm 2009, Bộ chủ trương ưu tiên khoảng 50 suất cho LĐ 61 huyện nghèo sang làm việc tại thị trường có thu nhập cao này.

Theo Ngọc Bảo (Lao Động)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.