Trẻ em có tần suất rủi ro cao hơn vì phương pháp chải răng thường không đúng cách và có khuynh hướng nuốt kem đánh răng, nhất là nếu nuốt phải những loại kem đánh răng có chứa fluor.
Mặc dù fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng, nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng fluor vô cùng nhỏ. Những nhà hoạt động chống fluor cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên với fluor (qua kem đánh răng và nguồn nước) có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu. Fluor được xem là độc chất nếu sử dụng với liều lượng cao. Vì vậy, không nên cho trẻ em dùng những loại kem có công thức fluor dành cho người lớn.
Những nghiên cứu khoa học cho thấy fluor có thể can thiệp vào những hoạt động tự nhiên của các loại enzyme, gây tổn hại nhiễm sắc thể và thần kinh, đồng thời làm giảm chức năng hoạt động của giáp trạng.
Cũng cần lưu ý những chất khác trong kem đánh răng, chẳng hạn các chất tạo màu, mùi nhân tạo, các chất làm bọt nhân tạo, propylene glycol, titanium dioxide, PEG-8 (được cho là một trong những tác nhân gây ung thư). Chất tạo bọt như sodium lauryl sulfate (SLS) có thể gây lở nướu và lưỡi ở một số người nhạy cảm.
Tóm lại, cha mẹ cần quan tâm nếu trẻ em cứ nuốt kem đánh răng khi vệ sinh răng miệng vì rất có hại. So với người lớn, các cơ quan của trẻ em còn rất yếu để đối phó với độc chất. Với trẻ còn quá nhỏ, người lớn phải giám sát việc đánh răng và cần tìm những sản phẩm chăm sóc răng miệng thích hợp với trẻ em.
Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường/Tuổi Trẻ
Bình luận (0)