Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi – người chống đối chính quyền Việt Nam nói trên trang web của đài Châu Á Tự Do rằng: “ ...Nói Đảng Dân chủ Việt Nam là một đảng lưu vong phản động thì hoàn toàn không đúng, tại vì Đảng Dân chủ Việt Nam là đảng đã thành lập tại Việt Nam từ năm 1944 và đã được phục hoạt bởi GS Hoàng Minh Chính cách đây 3 năm, có thể nói căn bản của Đảng Dân chủ Việt Nam là ở trong nước chớ không phải ở ngoài nước. Và việc công an Việt Nam hay sử dụng những từ ngữ như là “phản động”, “lật đổ chính quyền” để cáo buộc cho những người nào phê bình chính phủ hay là không cùng chính kiến với đảng cầm quyền thì rõ ràng là không đúng sự thật và hoàn toàn có tính cách xuyên tạc… Đảng Dân chủ Việt Nam là một đảng được thành lập từ năm 1944 và đến năm 2006 thì cố Tổng thư ký Hoàng Minh Chính đã lãnh đạo Đảng Dân chủ Việt Nam với một đường lối hoàn toàn mới, tuy nhiên vẫn hoạt động ôn hòa và chủ trương dân chủ hóa đất nước, đoàn kết và phát triển. Đó là 3 chủ trương chánh của Đảng Dân chủ Việt Nam...” (!?)
Nghe có vẻ “có lý” nhưng nếu không cẩn thận thì dễ bị mắc lừa.
Nếu cứ xem ông Nguyễn Xuân Ngãi là một chánh trị gia đúng nghĩa, thì hẳn ông phải biết những nguyên tắc khế ước xã hội đầu tiên. Một quyết định bất kỳ do một tổ chức nào ban hành cũng phải do chính người đứng đầu tổ chức đó ký phát, nếu người đứng đầu vắng mặt thì phải ủy quyền lại cho người được tổ chức đó cho phép ký thay. Cấp nào ký quyết định thì cấp đó mới có quyền rút lại hoặc hủy quyết định đã ký. Trong cùng một ngành quản lý thì người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên có quyền ký hủy bỏ quyết định của cơ quan quản lý cấp dưới.
Người đứng ngoài cơ quan, tổ chức, không có quyền ra những quyết định của cơ quan, tổ chức mà người đó không tham gia. Nguyên tắc cơ bản này áp dụng cho tất cả các tổ chức, đơn vị, đoàn thể tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Giám đốc cơ quan FBI làm việc dưới quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nhưng lại được bổ nhiệm hoặc bị miễn nhiệm bởi một quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ, không thể có chuyện vì lý do nào đó mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ký quyết định bổ nhiệm giám đốc FBI thay tổng thống.
Trở lại chuyện Đảng Dân chủ Việt Nam, trước hết phải ghi nhận vai trò của đảng này trong việc tập hợp lực lượng, đoàn kết mọi thành phần dân chúng trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và các lực lượng can thiệp do Mỹ đứng đầu. Được thành lập vào ngày 30.6.1944, với thành phần ban đầu là các nhà tư sản, trí thức yêu nước với tôn chỉ, mục đích của Đảng là đoàn kết, cùng nhân dân đấu tranh, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Đảng Dân chủ ra đời có sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm "đập tan âm mưu thâm độc của phát xít Nhật định lôi kéo tư sản dân tộc và các tầng lớp trí thức Việt Nam". Ngay sau đó Đảng Dân chủ đã gia nhập Mặt trận Việt Minh. Cùng với Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ đã tham gia Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời, Đảng Dân chủ đã cùng Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam để chống các lực lượng can thiệp Mỹ. Từ ngày 30.4.1975 cho đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại trên toàn quốc Việt Nam. Đến năm 1988, với lý do đã kết thúc sứ mạng lịch sử, Đại hội đại biểu Đảng Dân chủ họp từ ngày 18 đến ngày 20.10.1988 đã ra tuyên bố giải thể Đảng.
Dù hòa bình đã 34 năm, vẫn không người lớn nào quên hình ảnh lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam với ngôi sao vàng trên nền nửa đỏ nửa xanh dương. Một nửa màu xanh dương ấy chính là màu của đảng kỳ Dân chủ. Đạo diễn – Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hạp, người từng đóng vai cậu bé Lê Văn Tám trong vở kịch Lửa cháy lên rồi của đạo diễn Phan Vũ, đến tận những năm 1993, khi gặp tác giả tại TP.HCM vẫn còn hát véo von đảng ca Dân chủ với lời kết “Màu xanh Dân chủ, sáng soi muôn đời” mà ông thuộc làu qua hai mùa kháng chiến... Những cựu đảng viên đảng Dân chủ có quyền tự hào về quá trình hoạt động chính trị của Đảng mình và cá nhân mình trong sự nghiệp thống nhất đất nước, vì hòa bình dân tộc. Và họ rất ngạc nhiên khi nghe tin đảng Dân chủ của mình tái hoạt động với cái danh nghĩa “phục hoạt”.
Thì ra sau chuyến đi Mỹ về, chẳng biết nghe theo ai mà ngoài những lời lẽ kêu gào quốc tế đừng mua hàng của Việt Nam sản xuất, đừng viện trợ phát triển cho Việt Nam dù cả với hình thức cho vay, để cho dân Việt Nam ý thức rằng phải... đứng lên mà đòi dân chủ (!), ông Hoàng Minh Chính đã lấy tư cách nguyên Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam tuyên bố “phục hoạt” Đảng này vào ngày 1.6.2006. Đây là “cơ sở pháp lý” duy nhất cho ông Nguyễn Xuân Ngãi lập luận “có thể nói căn bản của Đảng Dân chủ Việt Nam là ở trong nước chớ không phải ở ngoài nước”. Vậy cơ sở pháp lý này có đứng vững không?
(Còn tiếp)
Tử Du
Bình luận (0)