Theo PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung (phụ trách đoàn), kết quả ban đầu cho thấy đây là di chỉ cư trú trên bãi bồi ven sông, hiện vật đặc biệt là đồ gốm khá đa dạng gồm nhiều loại hình gia dụng, sinh hoạt, nghi lễ... Các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả khai quật di chỉ ruộng Đồng Cao sẽ cung cấp thêm nhiều tư liệu giúp xác lập niên biểu và tìm hiểu diễn biến văn hóa giai đoạn từ thế kỷ 1, 2 - thế kỷ 4, 5, tức quá trình diễn biến Lâm Ấp - Chămpa ở lưu vực sông Thu Bồn.
Được biết, cuộc khai quật lần này nhằm thực hiện đề tài nghiên cứu “Đồ gốm Chămpa 10 thế kỷ đầu CN từ tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học kỹ thuật” do Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á, ĐH Quốc gia Hà Nội tài trợ, dự kiến kéo dài đến cuối tháng 8.
Hiếu Dũng
Bình luận (0)