Việc từ bỏ kế hoạch gây tranh cãi trên rõ ràng sẽ làm hài lòng Nga, Đức, nhưng lại khiến quan hệ của Mỹ với các đồng minh ở Đông u bị rạn nứt.
NYT dẫn lời các quan chức chính quyền Mỹ cho biết, họ hi vọng vào đầu tháng 9/2009 sẽ hoàn thành việc xem xét lại kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa để kịp cho ông Obama nêu ý kiến với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại cuộc gặp ở New York (Mỹ), trong dịp diễn ra phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Mỹ cũng khẳng định với NYT rằng, hiện chưa có quyết định nào được đưa ra và mọi phương án vẫn trong quá trình bàn thảo, bao gồm cả việc duy trì kế hoạch của chính quyền Tổng thống George Bush trước đây trong việc lựa chọn Ba Lan và CH Séc như những địa điểm đầu tiên.
Theo YNT, nhóm xem xét lại của ông Obama sẽ trình lên các quan chức cấp cao về an ninh quốc gia các khả năng thay thế lá chắn tên lửa ở Đông u trong những tuần tới. Sau đó, vấn đề xem xét lại lá chắn tên lửa mới đến tay các thành viên chính phủ và tổng thống.
Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết chi phí xây dựng lá chắn tên lửa ở Ba Lan và CH Czech có thể tăng từ 837 triệu USD lên hơn một tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính cả các phụ trợ khác, tổng chi phí tới năm 2015 có thể lên tới hơn bốn tỷ USD. |
Trong các khả năng đã được tính đến có cả việc từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan hoặc CH Séc, hoặc cả hai nước. Thay cho kế hoạch trên, Mỹ sẽ xây dựng bệ phóng hoặc hệ thống radar ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các nước vùng Balkan. Trong khi đó, Mỹ còn phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis SM-3 từ chỗ đặt trên tàu được chuyển lên đất liền.
Phát biểu trên NYT, các quan chức Mỹ nói kế hoạch thay thế trên không nhằm làm hài lòng Nga, mà là sự điều chỉnh nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa tầm ngắn của Iran.
Trong khi Mỹ chưa quyết định, một số quan chức ở Đông u đã bày tỏ sự lo lắng. “Đông u rõ ràng nằm ngoài tâm điểm của chính quyền Obama”, ông Piotr Paszkowski, Phát ngôn viên của Ngoại trưởng Ba Lan nói với NYT. “Hệ thống phòng thủ tên lửa đang được xem xét lại. Cơ hội sẽ là 50 – 50 cho Ba Lan”.
Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Nhà Trắng phát biểu với NYT rằng Mỹ sẽ không từ bỏ cam kết bảo vệ các đồng minh ở châu u khỏi mối đe dọa từ Iran. “Chúng tôi đang xem xét các khả năng nhằm tăng cường sự bảo vệ cho các đồng minh châu u”, quan chức giấu tên nói.
Chính quyền ông Bush theo đuổi kế hoạch xây dựng 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ thống radar tại CH Czech với lý do nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Iran và các nước được cho là hiếu chiến khác.
Tuy nhiên, Nga liên tục bác bỏ kế hoạch trên và xem đây là mối đe dọa an ninh. Nga cũng yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Obama từ bỏ kế hoạch để cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Theo D.H / Tiền Phong
Bình luận (0)