- Hằng năm, các đơn vị thuộc công ty đều lập kế hoạch bảo trì cho từng tuyến dây điện và thực hiện hoàn tất trước mùa mưa. Các điện lực khu vực cũng có phân công cặp công nhân chịu trách nhiệm quản lý từng tuyến dây, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sau mưa bão và theo dõi phân tích số liệu vận hành của lưới điện... để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
* Công ty có nắm được hiện có bao nhiêu khu vực có lưới điện cũ, dễ xảy ra rò rỉ, chập điện không?
- Hệ thống lưới điện do Công ty Điện lực TP quản lý đều được kiểm tra định kỳ và bảo trì đúng các quy định hiện hành. Khi kiểm tra, nếu có phát hiện các trường hợp bất thường đều được sửa chữa, thay thế kịp thời, đảm bảo điều kiện vận hành theo quy định.
* Nếu tất cả lưới điện đều đảm bảo điều kiện vận hành thì tại sao vẫn xảy ra các sự cố rò rỉ, chập điện, thậm chí tai nạn chết người, thưa ông?
- Trên thực tế, việc vận hành lưới điện cũng gặp nhiều khó khăn do hiện nay hệ thống dây thông tin (do các đơn vị viễn thông quản lý) đi chung chằng chịt trên cột điện. Trong quá trình vận hành lưới điện khó tránh khỏi một số sự cố khách quan như mưa bão, sấm sét. Việc đảm bảo vận hành an toàn cho lưới điện là trách nhiệm của ngành điện, nhưng về phía người dân cũng cần phải biết các quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới cao áp và một số biện pháp đề phòng tai nạn điện. Chẳng hạn, khi có mưa bão, ngập nước, không chạm vào cột điện, dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao... để đề phòng điện giật do rò điện; khi phát hiện trụ điện ngã, dây điện bị đứt rơi xuống đất, người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh, tìm cách lập rào chắn và thông tin ngay cho điện lực khu vực...
P.T
Bình luận (0)