Khi mang thai, lượng sắt càng cần cho cơ thể đề đề phòng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ trong độ tuổi 19-50 cần 18 miligram sắt/ngày. Phụ nữ mang thai cần 27 miligram sắt/ngày. Nguồn cung cấp chất sắt dồi dào ở một số thực phẩm như: thịt, đồ biển, hạt đậu, bông cải xanh…
A-xít folic hay folate cũng là vi chất cần thiết cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ mang thai không cung cấp đủ lượng a-xít folic cho cơ thể sẽ khiến em bé khi sinh ra có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh, ví dụ như tật nứt đốt sống. 400 microgram/ngày là lượng a-xít folic cần thiết cho phụ nữ từ 14 tuổi trở lên. Phụ nữ mang thai thì hàm lượng cần là 600 microgram/ngày, phụ nữ đang cho con bú: 500 microgram/ngày. Nguồn cung cấp a-xít folic là từ: hạt đậu, trái cây, rau…
Thiếu nữ
Thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì cần 1.300 miligram can-xi/ngày nhưng khoảng 80% không đáp ứng đủ nhu cầu này. Can-xi có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản…
15 miligram sắt/ngày là hàm lượng cần thiết cho thiếu nữ trong tuổi này. Thiếu sắt dễ dẫn đến thiếu máu và gây ra tình trạng mệt mỏi, lo âu, không tập trung khi học tập.
Ðộ tuổi tiền mãn kinh
Bước vào giai đoạn này, chị em cần thay đổi một chút chế độ ăn của mình. Nhu cầu can-xi của cơ thể sẽ từ 1.000 – 1.200 miligram/ngày. Nếu lượng can-xi bị thiếu, cơ thể sẽ lấy can-xi từ trong xương để phục vụ cho hoạt động hệ thần kinh, hệ cơ và tim.
Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi này rất dễ mắc bệnh loãng xương.
Vitamin D cũng có vai trò quan trọng như can-xi trong việc gìn giữ cấu trúc xương. Lượng cung cấp cho cơ thể nên khoảng 400 IU (bằng khoảng 10 mcg) cho phụ nữ 51-70, 600 IU cho phụ nữ trên 70 tuổi. Nguồn vitamin D dồi dào trong cá, sữa, trứng…(Theo Webmd.com)
Nguyễn Lý
Bình luận (0)