- Trả lời: Mỗi khi có nắng mưa, gió lạnh đều có thể làm chúng ta bị ho. Ho là một phản xạ tất yếu của cơ thể nhằm loại trừ những dị vật đi lạc vào đường hô hấp, và dĩ nhiên không loại bỏ các yếu tố của thời tiết như “phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa”, mà trong y học cổ truyến gọi là “lục dâm”.
Từ ngàn xưa, trong dân gian đã lưu truyền những kinh nghiệm trị ho rất công hiệu, Chúng tôi ghi ra một vài cách để bạn tham khảo, vận dụng:
Nếu ho do cảm lạnh thì dùng mấy lát gừng tươi, một miếng trần bì (vỏ quýt) và một chút đường phèn, đem hãm nước sôi khoảng 10 phút, sau đó dùng nước này ngậm trong miệng và nuốt từ từ, nếu có thể thì ăn luôn phần gừng và trần bì đó cũng tốt.
Nếu ho gió - có một số người bình thường không sao, nhưng mỗi khi đi ra ngoài trời gió, hoặc thổi quạt trực tiếp vào người thì sẽ bị ho. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc kinh nghiệm sau đây: phòng phong, tiền hồ, cát cánh, khoản đông hoa (mỗi loại 8g), bạc hà, trùng thoái, bạch cương tàm, xuyên bối mẫu, can khương, viễn chí, cam thảo (mỗi loại 4g), tô diệp, hoắc hương, bắc kỳ, sa sâm (mỗi loại 12g), trần bì 6g, ngũ vị tử 2g. Nấu lần 1 dùng 600 ml nước, nấu còn 150 ml, lần 2 nấu với 500 ml còn 150 ml, hòa chung hai nước thuốc rồi chia 2 lần uống nóng.
Lương y Trần Duy Linh
Bình luận (0)