Câu ca dao nhắn nhủ con cái phải khắc sâu công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, nhưng có người đã quên đi điều đó nên phải ra chốn pháp đình...
1 |
Tối 24-7-2008, bà Thảo không thấy bản photo giấy tờ nhà, nghĩ mẹ lấy đưa cho em nên quát tháo om sòm, yêu cầu cụ Đẹp đưa tờ photo dù cụ Đẹp phân trần không giữ. Sau đó bà Thảo xông vào bóp cổ, xô mẹ ngã và đuổi cụ Đẹp ra khỏi nhà. Uất ức, cụ Đẹp trình báo công an rồi đến nhà con gái út ở. Khuya hôm đó, cụ Đẹp kêu đau bụng, người con út vội vã chở mẹ đi bệnh viện nhưng cụ Đẹp đã tử vong do vỡ hành tá tràng.
Nghe vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Vĩnh Long đọc cáo trạng trong phiên tòa sơ thẩm ngày 7-9, người dự khán đều lắc đầu kêu lên: “Trời ơi! Bất hiếu đến thế là cùng...”. Nhiều người hàng xóm cho biết bà Thảo thường hay chửi mắng mẹ mình bằng những lời lẽ thô tục như “con quỷ già, con quỷ cái...”. Bất bình trước cảnh đại nghịch đó, có người đã khuyên nhủ bà Thảo nên sống cho đúng đạo làm con.
Bà Thảo chẳng những không nghe mà còn cho rằng họ nhiều chuyện. Dù tòa tuyên án bị cáo Thảo 5 năm tù nhưng người dự khán vẫn không bằng lòng, bởi theo họ: “Hành vi đánh mẹ như thế phải xử cả chục năm tù mới đáng”.
2 |
Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 15-10-2008 tại TAND TP Cần Thơ, ông Phát trình bày: “Thưa tòa, tôi không thể sống chung với vợ chồng con trai mình được, chúng hỗn hào với tôi lắm! Tôi 60 tuổi rồi, đâu còn làm gì được nữa, 1 mẫu đất đó là nguồn sống duy nhất của tôi...”. Ông chưa trình bày hết, người con dâu giãy nảy: “Thưa tòa, cha tôi xài hoang phí lắm, ăn uống thì đòi ăn đồ ngon. Bệnh chút là đòi đi bác sĩ. Rồi ổng còn lấy tiền cho người ta bảo là làm từ thiện, như vậy ai mà chịu nổi.
Nhân đây tôi đề nghị tòa buộc ổng phải trả tiền cho vợ chồng tôi trong lúc ổng nằm viện, vợ chồng tôi phải xuất ra một số tiền lớn trả viện phí...”. Người con dâu có lẽ còn kể lể nữa nếu hội đồng xét xử không cắt ngang: “Thế có bao giờ chị tự hỏi, chồng chị nên hình hài, vóc dáng, nhà cao cửa rộng là nhờ ai? Xét về đạo dâu con đúng ra chị phải kính trọng cha chồng, đằng này tại tòa chị còn gọi cha chồng là ổng, huống hồ gì ở nhà”.
Tòa phúc thẩm y án, xử vợ chồng người con phải trả lại quyền sử dụng đất cho người cha. Mặc dù thắng kiện nhưng ông tâm sự bằng giọng buồn não: “Cả đời vất vả lo cho con lập thân vào đời, nở mặt rạng mày với thiên hạ. Đến già chỉ mong có chỗ nương nhờ vào con. Vậy mà nó đối xử với mình như vậy. Ngày xưa nó không đến nỗi nào, từ ngày có vợ, nghe lời vợ mới thành ra như thế.
Thương cho vong linh bà nhà ở chín suối biết được cảnh cha con như thế này chắc bả đau lòng lắm...”. Nói đến đây, hai dòng nước mắt ông lại lăn dài...
3 |
Họ không thấy được những ai hiếu dưỡng với cha mẹ đều không những hưởng được rất nhiều hạnh phúc từ sự yêu quý của cha mẹ, người thân trong gia đình mà còn nhận được sự tán dương kính trọng của xã hội”.
Người xưa có dạy: “Trong các tội không tội gì nặng bằng tội bất hiếu. Trong cái thiện không gì bằng hiếu thảo”. Cho dù xã hội phát triển, hiện đại đến đâu đi nữa thì những quan niệm, chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Tần tảo nuôi nhà chồng Đến xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hỏi chị Trần Thị Ên, bà con đều tấm tắc ngợi khen. Ông Trần Phước Hậu, phó chủ tịch xã, nhận xét: “Một mình tần tảo mưu sinh nuôi cả gia đình, một mực hiếu thảo với cha chồng, hiếm ai sống tốt được như thế“. |
Theo Minh Tâm /Tuổi Trẻ
Bình luận (0)