ĐB Danh Út (Kiên Giang) chất vấn: “Xuất khẩu gạo số lượng tăng trên 30% nhưng giá trị lại giảm 7,38%, phải chăng là do có quá nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh bán, tranh mua. Trách nhiệm của Bộ trong việc quản lý điều hành như thế nào?".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận: “Có những DN không có kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo, không có kho trữ hàng nên có thể có chỗ này tranh mua, tranh bán gây thiệt hại quyền lợi của nông dân”. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan đang xây dựng nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng sẽ thắt chặt hơn, xuất khẩu gạo được coi là hoạt động kinh doanh có điều kiện. “Nghị định sẽ khắc phục được những bất cập trong xuất khẩu gạo, tăng giá trị xuất khẩu của VN và đảm bảo lợi ích của nông dân, khắc phục tình trạng thương nhân ép giá bà con nông dân”, Bộ trưởng Hoàng cam kết.
“Bộ trưởng có suy nghĩ gì trước thực trạng các DN tranh nhau làm thủy điện bằng mọi giá. Tại sao các DN lại thích làm thủy điện, vì lợi nhuận cao hay vì đây là nhóm công trình được ưu tiên đầu tư của Chính phủ?" . ĐB Võ Minh Thức (Phú Yên) “Không phải tất cả các DN đều chạy theo mục đích lợi nhuận vì đại đa số các công trình đều nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng hiểm trở”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng |
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng Chính phủ đưa ra chủ trương đảm bảo người sản xuất lúa có lãi ít nhất 30% nhưng lại thu mua lúa với giá 3.800 đồng/kg là không phù hợp, không đảm bảo được mức lợi nhuận 30%. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, địa phương và Sở Tài chính các tỉnh ĐBSCL đã công bố giá thành sản xuất lúa vụ hè thu năm 2009 dao động từ 2.012 đồng đến 3.190 đồng/kg lúa. Căn cứ vào mức giá sản xuất này, để đảm bảo cho nông dân có lãi 30%, mới tính ra mức thu mua là 3.800 đồng/kg lúa. “Mức giá 3.800 đồng có thể không phù hợp với tất cả các địa bàn, với mức giá đó thì có địa bàn đảm bảo được 30% lãi, có địa bàn thấp hơn”, Bộ trưởng Hoàng nhìn nhận và cho biết để khắc phục bất cập này Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính, Bộ Công thương và các bộ có liên quan xây dựng đề án thực hiện nhất quán chủ trương người sản xuất lúa có lãi 30% ổn định và lâu dài, đảm bảo tất cả các địa phương đều có lãi ít nhất 30%.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh bổ sung thêm: Bộ Tài chính đã lấy ý kiến rộng rãi của các địa phương, các chuyên gia và sẽ ban hành cơ chế theo hướng tiếp tục cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho sản xuất, kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ các tổng công ty nhà nước mua lúa tạm trữ. Bộ Tài chính cũng đã thảo luận với các DN xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ, đảm bảo mua lúa của nông dân với mức giá sàn để đảm bảo nông dân có lãi ít nhất 30%.
Rà soát lại thủy điện
ĐB Võ Minh Thức (Phú Yên) đặt câu hỏi: “Bộ trưởng có suy nghĩ gì trước thực trạng các DN tranh nhau làm thủy điện bằng mọi giá?".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: “Không phải tất cả các DN đều chạy theo mục đích lợi nhuận vì đại đa số các công trình đều nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng hiểm trở”. Về quy hoạch, Bộ trưởng Hoàng nói: “Tất cả các công trình thủy điện dù lớn hay nhỏ đều triển khai trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt”. Tuy nhiên, vị Bộ trưởng này cũng thừa nhận: “Quy hoạch không phải là bất biến. Quy trình vận hành liên hồ chứa là chưa tốt”.
ĐB Thức tiếp tục: “Bộ trưởng có cho kiểm tra rà soát lại quy hoạch và khuyến cáo các địa phương về làm thủy điện?". Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng nói: “Cần phải xem xét rà soát thủy điện tại các địa phương, nếu phát hiện có bất cập thì phải chỉnh sửa bổ sung”.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên tiếp lời: “Phần lớn các nhà máy thực hiện các cam kết của Bộ TN-MT khi phê duyệt, nhưng cũng có một số DN chưa thực hiện tốt, vi phạm như lấy đất rừng nhưng chưa bù lại được diện tích đất rừng đã lấy. Vận hành hồ có một số bất cập nên không duy trì được dòng chảy tối thiểu”. Bộ trưởng Nguyên dứt khoát: “Những nhà máy nào lấy đất rừng mà không bù lại được thì không được thực hiện nữa”.
Giá xăng dầu “tương đối theo sát thị trường” Trước ý kiến cho rằng giá xăng điều hành chưa theo cơ chế thị trường, tăng thì nhanh và giảm thì chậm, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải thích: bước sang năm 2009, giá xăng dầu có “dịu” đi nhưng chưa giảm ngay được, vì chưa hết lỗ. Mặc dù năm 2008 ta điều chỉnh lên nhưng vẫn lỗ. Đầu năm 2009, giá xăng dầu trên thế giới tăng nhưng lúc đó chúng ta tập trung ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế nên chưa điều chỉnh. Khi kinh tế phục hồi thì phải điều chỉnh. “Đến nay, giá xăng dầu đã tương đối theo sát thị trường và có sự quản lý của Nhà nước về thuế, về chi phí”, Bộ trưởng Ninh nói. Giá sữa cao nhưng không phải cao nhất Trả lời câu hỏi của ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) về giá sữa ở thị trường trong nước, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói: “Xin khẳng định là giá sữa của ta không phải cao nhất trong khu vực; cũng ở mức cao, nhưng không phải cao nhất”. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bổ sung: “Về cơ bản giá sữa bán lẻ trong nước là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, có một số mặt hàng của một số công ty không hợp lý do chi phí quảng cáo cao không hợp lý”. |
Xuân Toàn
Bình luận (0)