Không thể đổ hết lỗi cho nguyên liệu
So với thời điểm tháng 10, giá đường bán buôn tại nhà máy đã tăng khoảng 1.000 đồng/kg, từ 14.200 đồng lên 15.200 đồng/kg, mức cao nhất kể từ đầu năm nay. Giá đường bán lẻ cũng tăng bình quân 1.500 - 2.000 đồng/kg, lên mức 16.500 - 17.000 đồng/kg. Hiện nay tại TP.HCM giá đường vẫn đứng ở 18.500 - 19.500 đồng/kg. Nhiều điểm bán lẻ loại đường gói 1 kg ở mức 19.500 đồng, thậm chí có nơi bán lẻ 20.000 đồng/kg. So với mức 8.000 đồng/kg thời điểm đầu năm, giá đường đã cao gấp 2,5 lần.
Lý giải về việc giá đường tăng bất thường, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết, nguyên nhân là do giá mía nguyên liệu tăng cao. Giá mía nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng cao nhất từ trước đến nay. Casuco đang phải thu mua mía với giá 880.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường. Một số nhà máy đường ở Sóc Trăng, Kiên Giang… cũng cho biết đã nâng giá thu mua lên 860.000 - 870.000 đồng/tấn, nhưng không nơi nào có đủ nguyên liệu.
Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VCSA) ông Võ Thành Đàng cũng đổ lỗi cho giá nguyên liệu mía tăng quá cao là nguyên nhân tăng giá đường. Tuy nhiên, theo tính toán của một chuyên gia trong ngành này, kể cả với giá nguyên liệu như nói trên, giá đường cũng không thể lên tới mức như hiện nay. Cụ thể, với giá thu mua mía nguyên liệu cho dù là 850.000 - 870.000 đồng/tấn thì giá đường thành phẩm cũng chỉ ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg. Nhưng giá đường thực tế hiện nay đã bị đẩy lên đến 17.000 đồng/kg - thậm chí lên tới 20.000 đồng/kg là hoàn toàn vô lý.
Trước đó, trong cuộc họp toàn thể thành viên gần đây, VCSA đã công bố mức giá định hướng bán buôn đường kính trắng ở mức 10.500 đồng/kg và giá sàn mua mía tại ruộng là 600.000 đồng/tấn. Như vậy chênh lệch giữa giá nguyên liệu và giá đường thành phẩm khoảng 40%.
Nhiều hệ lụy
Còn nhớ trong những lần phát biểu trước báo chí và cả hội nghị toàn ngành, lãnh đạo VCSA luôn khẳng định sản lượng đường trong nước không thiếu. Cụ thể gần đây nhất VCSA thông tin: Đến cuối tháng 11 đã có 24/40 nhà máy đường đi vào hoạt động và đến cuối tháng 12 sẽ có 37/40 nhà máy đường đi vào sản xuất. Dự kiến từ 15.11 đến 15.12 các nhà máy ép khoảng 1,1 triệu tấn mía, sản xuất 100.000 tấn đường và trong tháng tiếp theo sẽ có thêm 230.000 tấn đường nữa. Do đó, nguồn cung từ nay đến Tết Canh Dần đủ bảo đảm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bộ NN-PTNT cũng khẳng định từ nửa cuối tháng 11 trở đi, cân đối cung cầu đường bắt đầu chuyển sang giai đoạn dư thừa vì các nhà máy mỗi ngày xuất xưởng gần 4.000 tấn đường và thời gian tới các nhà máy còn lại sẽ tiếp tục bước vào sản xuất. Với những số liệu trên, rõ ràng nguồn cung mặt hàng đường gần như ổn định. Nhưng thực tế, đường đã lao vào cơn sốt giá lớn nhất với mức tăng cực mạnh.
Đường tăng giá đang kéo theo các hệ lụy, kéo theo nhiều loại thực phẩm khác tăng giá và người tiêu dùng chịu thiệt thòi nhiều nhất. Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Công ty sữa Vinamilk bức xúc: “Từ đầu năm đến nay giá đường đã tăng gấp đôi. Đây là nguyên nhân Vinamilk phải tăng giá sữa thêm 6% vào đầu tháng 12, nếu cân đối chính xác thì Vinamilk phải tăng giá 40% mới bù nổi vào giá đường”. Đây là đợt tăng giá mạnh thứ ba từ đầu năm đến nay, sau các thời điểm lễ 30.4 và Tết Trung thu. Không chỉ giá sữa, các công ty thực phẩm, công ty sản xuất bánh kẹo... cũng như ngồi trên đống lửa bởi giá đường tăng quá cao trong khi mùa làm hàng Tết đang ngày càng đến gần. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên trong năm nay mà đã thành một điệp khúc sốt giá đường kéo dài.
Sau khi đã đẩy người tiêu dùng vào cơn bão tăng giá thì các doanh nghiệp đường mới ngồi lại với nhau và xoa tay trấn an: “chỉ là sốt ảo”. Vấn đề đặt ra là, trách nhiệm điều hành của VCSA như thế nào trong việc để xảy ra cơn sốt giá đường hiện nay? Chúng ta đều biết, VCSA luôn kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương hạn chế nhập khẩu đường, đồng thời phải nhập khẩu theo một lịch trình và hạn ngạch định sẵn để bảo hộ các doanh nghiệp đường trong nước. Dư luận đang bức xúc: Bảo hộ ngành đường vì lợi ích của người tiêu dùng hay vì lợi nhuận của 37 nhà máy đường trong nước?
Sống trong nỗi lo “cát chạy” Từ cuối năm 1990, các hộ gia đình trẻ được UBND xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) cấp đất xây nhà tại xóm Mới, thôn Trà Liên Tây. Nhưng không ngờ từ đây, họ đã phải sống chập chờn trong nỗi lo cho số phận của ngôi nhà mới… Sau cơn bão số 9 gần 2 tháng, vậy mà về xóm Mới vẫn thấy nhiều hình ảnh nhếch nhác. Còn nhớ, trận lũ lịch sử năm 1999 đã cuốn trôi 240 ngôi mộ và đẩy toàn bộ cát ở khu vực nghĩa địa xã xuống lấp hơn 40 ha ruộng, buộc các nhà hoạch định kinh tế phải tính chuyện xây dựng đê ngăn cát kiêm đường giao thông để bảo vệ mùa màng. Nhưng một lần nữa, do cao trình mặt đê chênh với phần đất bên dưới đê (có nơi cao hơn 1m), cộng thêm phần đất khu vực này chủ yếu là cát, nên mùa mưa lũ về, nước từ sông Thạch Hãn tràn qua đê dội xuống dẫn đến tình trạng xói lở chân đê và móng những ngôi nhà phía dưới đê. Những năm lũ về nhỏ thì các nhà dân ở bên dưới đê chỉ bị xói lở phần sân nhà; còn năm lũ lớn thì gần 50 hộ dân phía dưới đê đều bị hư hỏng phần móng nhà, buộc phải gia cố lại mới ở được. Anh Trịnh Vĩnh Phương than thở: “Ngày nào thấy mưa lớn là lòng tui lại không yên, nhà cửa giờ cứ sụp lên sụp xuống…”. Ông Bùi Duy Lượng, Chủ tịch UBND xã Triệu Giang cho biết hiện nay xã đã đề xuất 5 phương án có thể hạn chế thiệt hại do bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại xóm Mới. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần sớm xem phương án nào là tốt nhất, để trút nỗi lo cát chạy cho các hộ dân sống trong khu vực “báo động đỏ này”. Nguyễn Phúc |
Quang Thuần - Phương Châu
Bình luận (0)