Trong đó có dự án tòa cao ốc - văn phòng làm việc do Công ty SP Chemicals Ltd (Singapore) đăng ký đầu tư tại TP Tuy Hòa với số vốn 5 triệu USD; 14 dự án còn lại đều do các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, chăn nuôi, du lịch, chế biến lâm sản, trung tâm thương mại và kinh doanh xăng dầu. Những dự án trên đã hết thời hạn hiệu lực nhiều tháng, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thỏa thuận được địa điểm, không ký quỹ hoặc chưa có thiết kế cơ sở.
* Tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, chỉ có 58,7% các dự án du lịch được triển khai trong số hơn 400 dự án còn hiệu lực đầu tư tại tỉnh. Hiện nay có đến 172 dự án chậm triển khai do vướng cát đen, đền bù giải tỏa, thiếu cơ sở hạ tầng và chủ đầu tư gặp khó khăn. Cho đến tháng 9.2009, tỉnh lại cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 44 dự án mới, gia hạn cho 83 dự án và chỉ thu hồi được 27 dự án với diện tích 105,7 hecta. Trong đó Phan Thiết 7 dự án; H.Bắc Bình 5 dự án; H.Hàm Thuận Nam 8 dự án; La Gi 5 dự án và Tuy Phong 2 dự án. Trước đó, UBND thị xã La Gi có văn bản đề nghị thu hồi giấy phép 31 dự án ở địa phương này do triển khai chậm hoặc không triển khai.
Hiện nay, Thanh tra tỉnh Bình Thuận tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 5 dự án khác gồm: Vương Thiện, Khu nghỉ dưỡng Dreamland, Vạn Hương; Khu Ốc đảo xanh (TP Phan Thiết); Tiền Giang (Bắc Bình); nhưng lại có tới 29 dự án du lịch “treo” khác đang xin UBND tỉnh gia hạn từ 6 tháng đến 1 năm do khó khăn về vốn.
Đức Huy - Quế Hà
Bình luận (0)