Trả lời: Bạn Hoài Vân thân mến,
Bệnh của bạn nếu muốn dứt hẳn phải điều trị lâu dài bằng cách "giải mẫn cảm", tìm kháng nguyên dị ứng để điều trị tận gốc. Quá trình này kéo dài, phải theo dõi nhiều tháng thậm chí hàng năm trời mới tìm ra loại dị ứng bạn đang mắc phải. Hiện tại, chỉ có bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM và bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương ở Hà Nội là có áp dụng quá trình này, vì thật ra viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm chết người, nên rất ít bệnh nhân đủ kiên trì để theo dõi, và ít trường hợp thành công trong việc tìm ra kháng nguyên dị ứng; trừ những người bị hen đôi khi buộc phải tìm ra kháng nguyên dị ứng để hạn chế nguy hiểm khi có cơn hen.
Trường hợp của bạn, hướng điều trị chính là điều trị theo mùa và theo triệu chứng. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chống dị ứng (antihistamine) theo hướng dẫn của bác sĩ (dạng uống hoặc phun xịt tại chỗ), quan trọng là phải giữ gìn, hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như khói, bụi. Tránh ngồi lâu trong phòng máy lạnh. Chơi thể thao thường xuyên cũng góp phần giúp cơ thể giảm bớt các triệu chứng dị ứng.
BS. Nguyễn Hải Tùng
(Trưởng khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Triều An, 425 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM)
Bình luận (0)