Sơ cứu tai biến mạch máu não theo phương pháp dân gian

24/12/2009 10:55 GMT+7

(TNTT>) GS. BS Herbert H. Cunningham, Trưởng khoa Não Viện Tim Mạch St. Luke’s Roosevelt (New York), trong một bài phổ biến trên Tạp chí Journal Health Research (thuộc WHO) nhận định rằng: người cao tuổi (từ 60-75) hoặc trung niên (từ 37-49) nếu mất ngủ hay âu lo, ưu phiền, căng thẳng thần kinh quá mức do lao động nhiều, ít ngủ và luôn đối mặt với các vấn đề liên quan đến trí óc sẽ dễ bị mắc chứng bệnh cao huyết áp (H.A) có khi lên đến mức 18/7mmHg.

Khi đã mắc chứng cao H.A thì khó điều trị dứt bệnh dù H.A có về lại mức bình thường mà đôi khi biến chứng đột xuất. Nhiều người đã bị tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ, tử vong.

Còn theo sách Khai Kinh mạch Não bộ Yếu pháp của Lão Y sư Lương Bạch Tề, để phòng tăng H.A và biến chứng đứt mạch máu não, người bị bệnh này ngày 2 lần (sáng và tối) nên áp dụng 2 phương pháp khai kinh mạch cổ truyền:

1. Ta đồ hoặc Ta diện:

 Xoa 2 bàn tay cho thật nóng rồi xoa lên mặt nhiều lần .

2. Yếm nhĩ (bịt kín 2 tai):

Dùng tay xoa hai tai cho đến lúc nóng lên, bịt chặt 2 tai lại, xoay đầu về phải 7 lần, về trái 7 lần, gật đầu về trước 7 lần, về sau 7 lần. Làm liên tục nhiều ngày rất tốt cho kinh mạch máu lên não. Kèm theo là ăn uống hạn chế mặn (chỉ ½ muỗng cà phê muối lần ăn);  không quá ăn ngọt, mỡ động vật (heo, bò, gà, vịt); hạn chế rượu và ngủ điều độ; tránh trạng thái căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu nhiều.

Đặc biệt, đối với người bệnh cao H.A bị tai biến mạch máu não do té ở nhà tắm, phòng ngủ, phòng khách, thân nhân không nên lo lắng, cuống quýt xốc đỡ bệnh nhân rời hiện trường, có thể làm cho các mạch máu bị đứt rời nhanh hơn.

Người thân cần bình tĩnh đỡ hay dìu bệnh nhân tựa vào vách, ghế sa-lông, lấy một kim may, kim ghim đầu nhọn nên đốt qua lửa, rửa sạch với cồn để khử trùng. Sau đó lần lượt châm vào 10 đốt ngón tay (cách móng 1cm), nặn cho mỗi vết châm bật ra một giọt máu cỡ hạt đậu xanh. Chỉ 5 phút sau, cách sơ cứu này sẽ gúp bệnh nhân tỉnh táo hẳn.

Trường hợp bị giựt méo mồm thì xoa cho 2 tai bệnh nhân nóng lên rồi kéo giãn ra cho đến khi đôi tai đỏ ửng, châm vào mỗi bên dái tai tươm ứa ra một giọt máu như ở ngón tay, mồm sẽ hết. Khi bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, người thân mới đưa đi bệnh viện chữa trị tiếp. Nguy cơ tử vong không còn lo mà an toàn đến 80%. Bệnh nhân cũng có thể tránh được bị sốc, bị chấn động đứt kinh mạch tuần hoàn do di chuyển xe dằn xóc.

Đây là cách cấp cứu dân gian của người Trung Quốc xưa. Cho đến giờ các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến vẫn còn áp dụng. Ở VN, tại một số tỉnh miền Tây Bắc, miền núi và hải đảo, người dân cũng áp dụng cách sơ cấp cứu này để giúp bệnh nhân trở lại bình thường, không ngại tử vong hay bị tàn phế do tai biến mạch máu não đột xuất.

Lương y Dương Tấn Hưng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.