Đến hẹn lại lên, cứ dịp trước và sau Tết dương lịch lại thấy… lo lo. Hỏi vợ mấy bữa rồi đã thấy ai gửi thiệp cưới chưa, vợ mới vứt ra bàn một xấp giấy mời, nhìn qua mà phát choáng: Thứ bảy- hai đám cưới, Chủ nhật - ba đám; giữa tuần sau một đám họ hàng ở Vũng Tàu.
Một ngày, chạy ba đám cưới…
Bà vợ bảo: “Thứ bảy này, anh phải đi với em, cưới con chị H., bạn làm chung cơ quan cũ”. Mình nhớ, hồi vợ chồng cưới nhau, thấy bà ấy dắt cả con đến, dù lúc ấy hai người không còn làm chung. Thấy bà này biết điều, không đi không được.
Thư từ, bài vở xin gửi về: |
Thế là đèo vợ đi. Đến nhà hàng ở khách sạn Đệ Nhất, đã thấy một đôi mới toanh, ăn mặc đẹp như cô dâu chú rể đợi sẵn, vợ khoe, đây là em chị H. Ngồi vào bàn, vợ tiếp luôn "tuần sau nó cưới, anh đi với em nhé”. Ngồi ăn tiệc với những người xa lạ, không quen mà vẫn phải cười, phải nói chuyện, nuốt miếng thịt gà quay không nổi, nghe vợ nói mà phát nghẹn ở cổ. Đám này đã phong bì 1 “chai” rồi, đám sau chắc cũng phải 5 “xị”, bạn của vợ mà.
4g30 chiều, đang phê ngủ bởi mấy lon bia uống giấc trưa, vợ lôi dậy: “Anh chở em qua khách sạn Rex, em đưa cái phong bì một tí rồi mình chạy về Nhân Đôi nhé. Sướng, được ăn nhậu miễn phí cả ngày”. Chỉ nghe thôi đã thấy sợ. Lại quần áo tươm tất, giày dép bóng lộn chở vợ lên đường.
Đến tiệc cưới ở Nhân Đôi, may mà gặp được người quen, hai thằng chúi đầu vô một góc, vừa uống vừa… càm ràm, sao mà cưới lắm thế. Ông bạn bảo, mình làm sếp, lính cưới, đứa nào cũng mời. Ở cơ quan, mức mừng chung của các sếp là 5 “xị”, mình cũng là sếp, không thể mừng thấp hơn trong khi thu nhập kém “mấy thằng kia”. Cho nên, lính mời ông bạn thường không đi mà bỏ phong bì 2 – 3 “xị” cho phải phép, “nó thấy mình không đi những vẫn có phong bì chắc không thắc mắc gì”.
MC cũng chạy “sô”
Đã là mùa cưới thì nhà hàng, khách sạn nào cũng hoạt động hết công suất, tận dụng tất cả các sảnh, mà MC chỉ có vài người nên chuyện MC lo chạy sô để cô dâu chú rể và quan khách chờ dài cổ cũng không phải chuyện hiếm. Và nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra từ tình trạng này như MC dẫn nhầm tên cô dâu chú rể, kịch bản của cặp này lại “nhảy” sang cặp khác.
Cũng có nhiều nhà hàng, do đến phút cuối “kẹt” MC nên gọi đại một MC lạ đến dẫn chương trình, chỉ trước khi tiệc cưới bắt đầu 10 phút. Đến muộn, không có thời gian chuẩn bị nên những nhầm lẫn trong khi dẫn là chuyện không thể tránh khỏi. Chỉ khổ thân cho nhân vật chính, đã phải dài cổ ngóng ông MC, đến lúc hồi hộp bước lên sân khấu trong giây phút trang trọng thì lời dẫn một nơi, người đi một nẻo vì MC không thuộc kịch bản. Có trường hợp cô dâu mồ côi mẹ nên nhờ bà cô đi lên cùng cha mình trong màn chào hỏi, MC, như một quán tính, thản nhiên mời “phụ mẫu thân sinh” của cô dâu lên sân khấu và không bỏ qua lời mào đầu quen thuộc “hai đấng sinh thành đã không quản khó nhọc…”.
Đi ăn cưới có chọn lọc
Chị Tâm (24 Trần Bình Trọng, Q.5) là một chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình. Bản thân chị cũng đã từng “dính” nhiều thiệp cưới, “dính” nhiều đám cưới trong một ngày, một tuần. Theo chị Tâm, đám cưới là niềm vui của đôi lứa nhưng không phải cái thiệp mời nào tới tay cũng đem lại cho chị Tâm niềm vui và sự háo hức. “Lỗi tôi thường gặp nhất là bị quên đám cưới. Bởi khi họ gửi thiệp, mình đã xác định là không thân và sẽ không đi rồi nên chẳng nhớ gì đến chuyện này nữa. Tình cờ gặp lại ở đâu đó, họ thấy mình và lao ra trách tại sao không đi".
Anh Thuận, một luật sư có văn phòng tại Q.10 kể: “Nguyên tuần sau, mình dính đến năm cái đám cưới, có ngày dính ba cái”. Vốn giàu kinh nghiệm đi đám cưới, anh sắp xếp rất nhanh đám nào đi, đám nào chỉ gửi thiệp, theo nguyên tắc “Ai thân thì đi, thân vừa vừa thì gửi phong bì". Theo anh Thuận, có một thực tế là: Nếu không thân thiết, cô dâu chú rể cứ cố mời thì hầu như những người được mời sẽ không đi. Cho nên, những người tổ chức đám cưới cũng nên cân nhắc, lên danh sách khách mời thật kỹ bởi mời nhiều mà không đi rất dễ ảnh hưởng đến trước hết là vấn đề kinh tế (số lượng bàn đặt chênh quá lớn so với số lượng khách thực tế), sau đó là vấn đề tình cảm (có nhiều người vì chuyện không đi đám cưới mà sinh ra giận nhau).
Hỗn loạn vì ăn nhầm tiệc Ngày 1.1.2009, tại khách sạn Horison Hà Nội đã xảy ra một trận hỗn loạn vì khách ăn nhầm tiệc cưới. Do bận rộn nên vợ chồng anh chị Văn Cương - Thái Hương không chú ý đến biển đề tên cô dâu, chú rể (ghi nhầm tên chú rể là Văn Cường). Khách đến, bên cô dâu thì nghĩ là khách của chú rể, khách của chú rể thì nghĩ là của bên cô dâu, nên dù khách trông “không quen” nhưng vẫn mời họ vào ăn tiệc. Đến khi vào tiệc rồi, khách mới tá hỏa là đi nhầm đám cưới nên vội vàng ra bàn tiếp tân để "xin" lại tiền mừng, làm tình tình hết sức hỗn loạn. Hóa ra còn có một đám cưới khác trong cùng khách sạn, tên chú rể là Cường, còn tên cô dâu cũng là Hương. Ngượng chín cả người vì sáng kiến của MC Trong một đám cưới ở TP.HCM, khi chú rể rót champagne, MC hét oang oang: “Quý vị hãy quan sát và cho ý kiến nhé, để xem công lực của chú rể có xịt ra mạnh không! Ra rồi quý vị ơi, rất mạnh, chú rể quả là người chồng tuyệt vời. Xin quý vị một tràng pháo tay ạ!”. |
Có hôm tôi nhận được 3 cái thiệp mời cưới cùng ngày, mà cả 3 người
Mỗi khi nhận được thiệp mời cưới của bạn thân, tôi rất vui, vì nghĩ đến |
Ý kiến... Phong bì mừng đám cưới trong những trường hợp này không còn là chuyện tình cảm nữa, nó trở thành của hối lộ hợp pháp. Rất nhiều khi, dù là "ý thức" hay "vô thức", người tổ chức đám cưới mở cửa để người khác có cơ hội đưa hối lộ. Tôi không thể nào biết trong những phong bì mừng đám cưới con một quan chức cao cấp có bao nhiêu tiền trong đó, nhưng chắc chắn không thể là món tiền mừng ở "mức tình cảm" được. Tôi không biết phải làm như thế nào để ngăn ngừa tình trạng hối lộ trá hình này và tôi nghĩ các quan chức, nhất là các quan chức cấp cao nên cẩn trọng khi tổ chức đám cưới cho người thân của mình._ Quốc Bảo (vnspyman@yahoo.com ) |
Nguyễn Lê Nguyên
Bình luận (0)