Giống măng cụt chỉ có hai nước trồng được là Việt Nam và Thái Lan.
Theo các nhà bào chế đông y dược, măng cụt có tên là Hồi Tâm Vương Cam Bì. Còn theo từ điển Y Dược Bách Thảo Thanh Hoa Tùng Thư, măng cụt là “nữ hoàng của thảo mộc quý dược”.
Quả đúng như vậy, măng cụt là loại trái cây ngon. Vỏ cây và vỏ, ruột, nhân trái măng cụt đều là thuốc chữa nhiều bệnh về thời khí, da liễu, đường ruột, máu và cả thần kinh.
Phân tích chi tiết một múi thịt nhân trái măng cụt, theo GS.TS Đỗ Tất Lợi viết trong “Cây thuốc nam của nước Nam” thì: măng cụt là thuốc quý trong y học cổ truyền phương đông, nhờ có chất tổng hợp đến 40 vị, thành nhóm chống ô-xi hóa từ nguồn gốc thực vật (Polyphenol). Tân dược gọi đó là chất Santhoneae. Chất này có rất nhiều, gần như kỷ lục trong thịt nhân măng cụt. Nó được đánh giá là “độc thảo” giúp hồi phục chứng Parkinson ở tuổi trung niên do dùng rượu quá nhiều, tình dục quá độ; bệnh mất trí nhớ ở người già - alzheimer. Viện điều trị tâm thần ở Darwin (Úc) đã dùng măng cụt trị cho 1.695 bệnh nhân (50–75 tuổi) bị mất trí nhớ, kết quả là có 75% bệnh nhân giảm bệnh đến 87,65%.
Người từ 30-50 tuổi dễ bị dị ứng hoặc giảm sức đề kháng, dễ bị nấm da, có thể dùng 2-3 trái măng cụt mỗi ngày, trong vòng 15 ngày.
Người mới sinh con, dễ nhiễm virus, để tăng cường sức đề kháng nên dùng vỏ trái măng cụt (10gr) nghiền nát, hòa chung với 20gr ngải cứu, 20gr kỉ tử và 50gr thịt dê nấu trong 0,5 lít nước, ninh thật nhừ. Ăn trong ngày, liên tục trong 2 tuần.
Ăn 3 trái măng cụt (thịt nhân, bỏ hột)/ngày, có khả năng ức chế các hoạt động của men cyclo-oxygenase, giúp ngừa viêm gan, gan nhiễm mỡ, vàng da, hạ nhiệt sốt sau mổ.
Một hiệu quả chữa trị khác là chữa viêm loét đường ruột: dùng 20gr vỏ cây măng cụt (hoặc vỏ trái) hòa chung với 5gr gừng giã nát và 10gr đậu chiều. Sắc trong 0,5 lít nước còn 150ml. Chia làm 3 phần uống trong ngày. Liền một tuần.
Đông y sĩ Kiều Bá Long
Bình luận (0)