- Chỉ định cắt amiđan ở trẻ em được nêu ra khi:
* Amiđan quá lớn gây nghẽn tắc đường thở của trẻ, làm trẻ thở khó, ngủ ngáy, nuốt khó, ăn uống khó khăn.
* Khi trẻ bị nhiễm trùng amiđan tái đi tái lại nhiều lần (ít nhất bảy lần trong một năm) và những đợt nhiễm trùng này phải kèm sốt cao, hạch cổ lớn, đau, amiđan có mủ, xuất tiết, cũng như có bằng chứng phết họng dương tính với liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A (đây là vi trùng thường gây viêm cầu thận cấp, viêm họng, viêm khớp và có thể gây viêm tim ở trẻ em 3-15 tuổi. Một số lớn trường hợp trẻ sẽ có tổn thương tim không phục hồi dẫn đến suy tim, ảnh hưởng tính mạng của trẻ).
* Sau khi bị ápxe quanh amiđan, trẻ sốt rất cao 39-40OC, đôi khi kèm lạnh run, nhức đầu nhiều, hạch cổ sưng to, đau, nói khó khăn, nuốt khó, chảy mũi xanh thò lò. Khám trẻ có vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc (lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn...), amiđan sưng nhiều mủ. Trong trường hợp này trẻ cần được nhập viện để chích kháng sinh và sau đó khi đã ổn bác sĩ mới có chỉ định cắt amiđan cho trẻ.
Trường hợp của bé, trước hết chị nên cho cháu đi khám tại bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn cụ thể, xem có cần thiết phẫu thuật không. Ngoài ra chị nên hướng dẫn cháu đánh răng, súc miệng sau bữa ăn để làm sạch họng, cho bé uống nhiều nước tránh thức ăn đọng lại ở họng, làm ổ cho vi trùng; nâng sức đề kháng của trẻ bằng cách cho cháu ăn nhiều rau quả, đạm và giữ ấm khi trời lạnh.
Theo BS Đỗ Ngọc Đức / Tuổi Trẻ
(chuyên khoa cấp 2 nhi)
Bình luận (0)