Đồng hồ sinh học của cơ thể

25/01/2010 10:52 GMT+7

(TNTT>) Giới y học cổ truyền Đông phương lập trình đồng hồ sinh học của cơ thể như sau:

Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, lá lách hoạt động, từ 1-5 giờ, phổi hoạt động căng thẳng nhất, từ 5-7 giờ ruột già làm việc cật lực; từ 11-13 giờ, tim hoạt động khẩn trương hơn bất kỳ giờ nào khác. Cuối cùng, từ 15-21 giờ, dạ dày không ngừng tích dịch toan thủy để xay nghiền thức ăn. Dựa vào căn cơ hoạt động nêu trên, các lương y đã nghiên cứu, chế xuất nhiều loại dược liệu thích ứng với đồng hồ sinh học của cơ thể và ấn định giờ nào, uống loại dược thảo nào để đạt hiệu quả.

 Về sau, vào thế kỷ thứ X, phương Tây cũng tìm thấy sự vận hành của đồng hồ sinh học hoạt động trong 24 giờ (các y sư tân dược đặt tên là Circadiare dựa theo thân nhiệt người khỏe mạnh và người bệnh). Theo đó, cơ thể có giờ khắc cố định như:

- Buổi tối thân nhiệt (cả nam lẫn nữ) cao hơn nhiệt độ cơ thể vào ban ngày từ 10C - 30C, đây cũng là thời điểm huyết áp dễ tăng cao (tâm trương bất định dễ dẫn đến đột tử). Mặt khác, chính đồng hồ sinh học điều hành nhịp đập của tim, sản xuất hormone, cảm ứng tập trung, tạo hình các giấc mơ, ý tưởng tư duy, sáng tạo ban ngày.

- Mỗi bộ phận nội tạng đều sinh hoạt vào giờ cao điểm, giờ giải lao, đơn cử như dạ dày luôn nhạy cảm từ 18 giờ đến 24 giờ. Da dị ứng từ 23 giờ đêm và 6-8 giờ sáng. Thận tiết hormone Cortislo (kích dục cơ thể) từ 3-5 giờ sáng và 19-22 giờ đêm. Thần kinh trung khu não hoạt động đỉnh cao lúc 10-11 giờ sáng và lúc 23 giờ đêm. Cảm giác giảm đau xảy ra lúc 9 giờ 30 phút và 15 giờ chiều, còn phổi trí lại “thư giãn” từ 24 giờ đến 5 giờ nên đường hô hấp bị hẹp lại tạo các cơn ho, hen (suyễn) từ nửa đêm về sáng. Uống thuốc chống viêm và kháng Histamin vào đêm tốt hơn.

 Lương y Dương Tấn Hưng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.