Có người đến Việt Nam vì "đất lành chim đậu" và đưa gia đình sang định cư hẳn ở quê hương mới này; có người đến và gắn bó với Việt Nam bởi "một nửa của mình" là người Việt; cũng có người mang trong mình dòng máu Việt từ phương xa trở về định cư tại quê Mẹ.
Ăn Tết với thịt kho, bánh tét
|
Nằm lặng lẽ trên góc đường Huỳnh Khương Ninh (Q.1, TP.HCM) là ngôi nhà Overland Club. Đây là một lớp học về văn hóa ẩm thực và gốm Việt Nam cho người nước ngoài được một người Nhật thành lập.
Tomizawa Mamoru, chủ nhân của Overland Club, đến Việt Nam lần đầu vào năm 1995 để tìm kiếm cơ hội làm việc trong khi tình hình kinh tế ở Nhật đang khó khăn. Và thế là người đàn ông này đã tìm thấy được ở đất nước mới những cơ hội để gầy dựng và phát triển cuộc sống của mình.
|
"Cả nhà đã làm việc vất vả trong suốt một năm. Thế nên, Tết là dịp để nghỉ ngơi", Tomizawa tâm sự. Những ngày cận Tết, vợ ông, bà Yuki, cũng đi chợ, mua sắm như bao bà nội trợ Việt Nam khác. Yuki làm món thịt kho Tàu và gói bánh tét làm món ăn ngày Tết. Rồi cả gia đình cùng dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa.
"Không khí Tết ở TP.HCM rất tuyệt vời. Đường phố vắng vẻ, thanh bình, chứ không tấp nập, ồn ào, đông đúc như thường ngày. Tôi thích không khí đó", Tomizawa cho biết.
Mùng 1 Tết, cả nhà Tomizawa thường đi chơi ở khu trung tâm, đường hoa Nguyễn Huệ và đi chùa. Theo lời kể của ông: "Mỗi năm chúng tôi lại đi một ngôi chùa khác nhau. Đi thăm và chúc Tết bạn bè, tuy nhiên bạn bè của chúng tôi ở Việt Nam cũng không nhiều lắm. Sau đó, cả nhà lại về ăn bánh tét, thịt kho và nghỉ ngơi".
Mochi - chiếc bánh dày của Nhật Tết (shogatsu) là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật, chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. Trong dịp lễ lớn nhất năm này, người Nhật làm một loại bánh truyền thống cũng giống như bánh dày của Việt Nam. Đó là bánh Mochi, làm từ nếp nấu chín giã nhuyễn. Bánh Mochi được làm để dâng cúng thần linh, ông bà tổ tiên trong dịp Tết. Chiếc bánh tượng trưng cho nguồn sinh lực và sức mạnh của thần Toshigamisama. Sau khi cúng, bánh Mochi được chia ra cho mọi người. Đây cũng chính là nguồn gốc của tục lệ Otoshidama có nghĩa là lì xì. Người Nhật cho trẻ con quà, bánh hoặc tiền trong những chiếc phong bì được trang trí đẹp mắt gọi là Pochibukuro, cầu mong cho chúng được khỏe mạnh, gia tộc được an khang thịnh vượng. |
"Tôi luôn yêu Tết Hà Nội"
Sống và làm việc ở Việt Nam đã hơn 10 năm, Hari Chaharatill đến từ Ấn Độ, biên tập viên của một số báo tiếng Anh tại TP.HCM là Thanh Nien News và Viet Nam News, đã trở thành một người Việt Nam thực thụ.
Tết Nguyên đán ở Việt Nam với Hari là một phần tất yếu của cuộc sống, nhất là từ khi anh lấy vợ Việt Nam quê ở Thanh Hóa và có cậu con trai 13 tuổi.
|
Trong tâm thức "anh chàng Việt" này, Giao thừa có một ý nghĩa thiêng liêng của sự đoàn viên. "Tết năm nay gia đình tôi, gồm vợ tôi, con trai và mấy đứa cháu sẽ đón Giao thừa ngay tại thủ đô. Nhớ những ngày xưa, khi con trai tôi còn nhỏ và chúng tôi còn ở Hà Nội, tôi dẫn con đi chơi khắp nơi và ngồi ngắm gương mặt bé bỏng của con trai tôi mà không biết... chán", Hari thổ lộ.
Đó là những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một hồi ức đẹp, đầy ý nghĩa trong cuộc sống mỗi người khi mỗi năm qua đi và năm mới đến.
Tết Ấn Độ như thế nào? Với Hari, dù yêu Tết ở Việt Nam là thế, nhưng anh vẫn không quên ngày Tết cổ truyền nơi quê hương: "Chính xác hơn là rất nhiều dịp Tết vì Ấn Độ có rất nhiều sắc tộc và mỗi cộng đồng lại có một truyền thống riêng. Ngày Tết ở Ấn Độ thật sự là những ngày hội lớn. Đi đâu bạn cũng sẽ thấy không khí nô nức với những bộ áo quần màu sắc cực kỳ sặc sỡ và xinh đẹp. Có một truyền thống rất dễ thương ở quê hương tôi là những người phụ nữ trong gia đình sẽ tỉa trái cây, hoa quả với nhiều hình thù cầu kỳ để chưng trong phòng khách. Buổi sáng ngày đầu năm mới, họ sẽ đánh thức những người đàn ông dậy, bịt mắt họ và dẫn đến căn phòng khách, nơi chưng các "thành quả trái cây". Khi bạn mở mắt ra, một ý nghĩ sẽ thốt lên ngay trong tâm trí rằng, ồ, năm mới của bạn sẽ tràn ngập sắc màu, tươi mới và thơm ngon như những cây trái ấy vậy. Cảm giác rất tuyệt!". |
Nhìn Tết qua ống kính
|
Từng là một kỹ sư đầy triển vọng, nhưng cái duyên cảnh vật, con người Việt Nam đã kéo Peter Phạm trở về quê Mẹ với chiếc máy ảnh. Rồi tiếp sau đó là rong ruổi những ngày tháng khắp mọi miền đất nước để chụp từng lát cắt của cuộc sống mang cái tên chung "Việt Nam".
Tết Kỷ Sửu năm ngoái, theo lời Ngọc Anh, rất đặc biệt khi hai vợ chồng vừa ăn Tết vừa chờ... em bé. "Vác cái bụng to gần ngày sinh nhưng không hiểu sao tôi và anh Hưng vẫn rất hăm hở, vừa lo Tết vừa rủ rê mấy người bạn đi chơi. Mùng 10 là bé chào đời", Ngọc Anh tâm sự.
Năm nay, hai vợ chồng nhiếp ảnh gia Việt kiều này cũng chưa thể đi đâu chơi xa vì em bé còn nhỏ quá. "Không rình rang nhưng chắc chắn sẽ là một cái Tết gia đình ấm cúng sau những năm xa quê hương, với một thành viên mới", Ngọc Anh cười thật tươi.
Riêng Peter Phạm vẫn thong dong khắp phố với chiếc máy ảnh để bắt từng khoảng khắc Tết đang hiện hữu giữa đời thường.
Tết qua cách nhìn của Peter Phạm
|
|
|
|
Nguyên Mi - Kim
Bình luận