Đó có lẽ, do người dân của huyện đảo này muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi nên đã rất chú trọng đến lễ cúng để có thể nhận được sự che chở, phù trợ của bà.
Theo truyền thuyết dân gian, công chúa Thượng Ngàn là vị thần đã theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng.
|
Ở đâu bà cũng gieo nhân tích đức bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp cho cuộc sống nhân dân ấm no, thái bình.
Cũng như nhiều vị thần thánh khác, bà được nhiều người tôn thờ và được coi là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên.
Vì vậy, ở nhiều nơi người dân lập điện thờ, thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng.
Tại miếu Mẫu Bà ở xã Hiền Hòa này, lễ cúng đã diễn ra trọn một buổi sáng mới kết thúc một phần cũng là để phục vụ nhu cầu thưởng thức văn nghệ của du khách với những hoạt động vô cùng nhộn nhịp, trong một không khí lễ hội tưng bừng và lộng lẫy.
Vì buổi diễn kéo dài nên người vào vai Mẫu Bà phải là một kép nam sức vóc, múa dẻo, biết nghe và nhảy đúng theo nhịp của trống, mõ.
Trong suốt buổi diễn của mình, kép nam này sẽ phải liên tục thay đổi xiêm y để hóa thân thành nhiều nữ anh hùng trải dài trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc.
Lúc thì là một công chúa miền đồng bằng thông minh hoạt bát, giúp cha đánh giặc. Lúc khác anh lại vào vai cô gái Mường tài ba giúp dân khai hoang lập làng… Bên cạnh đó, khán giả dự lễ vô cùng hào hứng với màn ban tài phát lộc cho dân chúng của Mẫu Bà.
Những đồng tiền lẻ, những mâm ngũ quả được "bà" vừa nhảy nhót vừa tung hê cho mọi người nhặt. Ai nhặt được, đem cúng dường sẽ có được tài lộc cho một năm mới.
Lễ cúng bà ở đây kéo dài nhiều ngày trong suốt tháng Giêng hội hè với những hoạt động vô cùng nhộn nhịp, trong một không khí lễ hội tưng bừng và lộng lẫy.
Mễ Thuận
Bình luận (0)