Các chuyên gia nghiên cứu về thằn lằn tại Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cảnh báo nếu Trái đất tiếp tục nóng lên như tốc độ hiện tại, 20% loài sinh vật này có thể bị tuyệt chủng vào năm 2080. Sự biến mất trên diện rộng của loài thằn lằn, vốn ăn sâu bọ và là mồi của chim chóc, có thể gây nên hậu quả tàn khốc đối với chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
The báo Telegraph, nhà khoa học Barry Sinervo của Đại học California đã cài thiết bị đo nhiệt độ ở một số thằn lằn tại miền Nam Mexico để nghiên cứu cách loài bò sát này phản ứng với nhiệt độ ở các độ cao khác nhau. Loài này tắm nắng không phải để thư giãn mà là bản năng để tồn tại. Vì là động vật máu lạnh, chúng phải dựa vào môi trường bên ngoài để kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Không giống như động vật có vú, khi quá nóng, thằn lằn không thể đổ mồ hôi hoặc thở hổn hển để điều tiết nhiệt độ cơ thể và chúng phải trốn vào bóng cây hoặc dưới các tảng đá nóng để hạ nhiệt. Cũng chính vì đặc điểm này, 5% dân số thằn lằn đã biến mất trên địa cầu vì chúng dành nhiều thời gian tránh nóng thay vì ăn uống hoặc tìm kiếm bạn tình.
Hạo Nhiên
Bình luận (0)