9. Trực thăng đa năng hạng thường Bell 47 OH-13 Sioux
Nhà sản xuất (NSX): Bell Helicopter, động cơ: 1 động cơ 6 xi-lanh VO-435-A1B của hãng Lycoming, trang bị: 2 súng máy 7.62 mm. Trọng tải: 2 cáng y tế hoặc 45 kg hàng hóa, tốc độ tối đa: 134 km/giờ.
Loại trực thăng quân sự Mỹ đầu tiên được đặt theo tên một bộ lạc thổ dân châu Mỹ. Bell 47 Sioux nổi bật nhờ vòm che buồng lái hình cầu, đuôi máy bay để lộ những mối hàn và những thùng nhiên liệu đặt kiểu yên ngựa. Cánh quạt 2 thanh của nó tạo nên âm thanh “chặt chém” khi quay dẫn đến biệt danh “máy chém” của trực thăng. Chiếc Sioux nổi danh trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953.
8. Trực thăng đa dụng hạng nhẹ Lynx
NSX: Agusta Westland, 2 động cơ trục tua-bin GEM 41-1 của hãng Rolls-Royce, trang bị: 2 khẩu pháo 20 mm, 2 máy phóng hỏa tiễn 70 mm và 8 tên lửa TOW. Trọng tải: 10 người hoặc 907 kg hàng hóa, tốc độ tối đa: 245 km/giờ.
Đầu rotor bằng titan của cánh quạt được thiết kế đặc biệt khiến Lynx rất linh hoạt và rất nhanh. Vào năm 1986, với vận tốc 400 km/giờ, Lynx cải tiến đã phá vỡ kỷ lục vận tốc nhanh nhất đạt được bởi một máy bay trực thăng.
7. Trực thăng chuyên chở hạng trung CH-47 Chinook
NSX: Boeing, 2 động cơ trục tua-bin T55-L-712 của hãng Honeywell, trang bị: 2 súng máy 7.62 mm. Trọng tải: 33-35 người, 24 cáng y tế hoặc 12 tấn hàng hóa, tốc độ tối đa: 265 km/giờ.
Thiết kế thiên tài của Chinook nằm ở bộ đôi cánh quạt triệt xoáy dài 18 mét, giúp giảm thiểu cánh quạt dọc đuôi máy bay, cho phép toàn bộ năng lượng được dùng để nâng và đẩy máy bay. Chinook còn có ưu điểm nhanh và uyển chuyển. Năm 1965, Chinook CH47-A lần đầu tiên được triển khai ở VN. Chỉ trong vòng 2 năm, nó đã thực hiện 161.000 giờ bay, chở hàng triệu hành khách, vận chuyển hơn 1,3 triệu tấn trang thiết bị.
6. Trực thăng vũ trang 2 người lái MI-24 Hind
NSX: MIL Moscow Helicopter Plant, 2 động cơ trục tua-bin TV3-117MT của hãng Klimov, trang bị: 1 súng máy YakB 12.7 mm, 4 tên lửa chống tăng 9M17P Skorpion, 20 hỏa tiễn 80 mm S-8. Trọng tải: 8 người, tốc độ tối đa: 298 km/giờ.
Mang biệt hiệu “cá sấu”, là một con thú máu lạnh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Với khả năng “xé xác” tăng, người và máy móc, nó đã tham gia chiến trường ở ba châu lục và là biểu tượng của sức mạnh Xô Viết. Được biên chế vào quân đội Nga vào những năm 1970, Hind là một khái niệm độc nhất trong thiết kế trực thăng. Nó kết hợp hai vai trò khác biệt trong một khung máy bay - vừa là trực thăng chiến đấu vừa có cabin đủ lớn để chứa người.
5. Trực thăng trinh sát và chiến đấu hạng nhẹ Oh-6 Cayuse
NSX: Hughes Helicopters và McDonnell Douglas, động cơ trục tua-bin T63-A-5a của hãng Allison, trang bị: 2 súng máy 7.62 mm và 2 dàn hỏa tiễn 70 mm. Trọng tải: 4 người, tốc độ tối đa: 220 km/giờ.
OH-6 Cayuse hình giọt nước là chiếc trực thăng nhỏ, cứng cáp, có lực cản không khí thấp. Với biệt hiệu “Trái trứng bay”, nó có thể thực hiện những thao tác khiến những chiếc trực thăng khác phải bối rối. Dù nhanh nhẹn nhưng Cayuse mất điểm do không thể chuyên chở nhiều người hay vũ khí.
4. Trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra
NSX: Bell Helicopter; 2 động cơ trục tua-bin T700-Ge-401 của hãng General Electric, trang bị: 1 súng 3 nòng M197 20 mm, 16 tên lửa chống tăng Hellfire, 76 hỏa tiễn không đối không 70 mm, tốc độ tối đa: 278 km/giờ.
Vào tháng 1.1965, Bell thiết kế chiếc Cobra hoàn toàn mới, chỉ có ê-kíp lái gồm 2 người (ngồi trước và sau) với chỉ một mục đích: tấn công toàn diện. Nhu cầu hỗ trợ trên không gần hơn cho bộ binh trở thành một ưu tiên và chiếc AH-1 đã tham gia chiến tranh ở VN.
3. Trực thăng đa năng UH-1 Huey
NSX: Bell Helicopter, 1 động cơ trục tua-bin T53-L-13 của hãng Textron Lycoming, trang bị: 2 súng máy 7.62 mm, 16 hỏa tiễn đất đối không 70 mm. Trọng tải: 11-14 người, 6 cáng y tế hoặc hơn 1 tấn hàng hóa, tốc độ tối đa:185 km/giờ.
Bell UH-1 Iroquois, được biết đến nhiều hơn với biệt hiệu Huey, bay lần đầu vào năm 1956 và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Hơn 16.000 chiếc đã được sản xuất - số lượng lớn nhất trong lịch sử trực thăng. Với nhiều lần xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh bom tấn, nó trở thành một biểu tượng của nước Mỹ. Sự ra đời của Huey gắn với cuộc chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Mỹ đã học được rằng, để nhanh chóng cung cấp binh lính và hỗ trợ y tế vào chiến trường thì một chiếc trực thăng mạnh là cần thiết.
2. Trực thăng đa năng hạng trung UH-60 Black Hawk
NSX: Sikorsky Aircraft, 2 động cơ trục tua-bin T700-GE-701c của hãng Genral Electric, trang bị: 2 tiểu liên 6 nòng 7.62 mm, 16 tên lửa chống tăng Hellfire. Trọng tải: 11 người hoặc 4 tấn hàng hóa, tốc độ tối đa: 258 km/giờ.
Mang biệt hiệu “Kẻ săn đêm”, Blackhawk là một thiết kế đột phá, có khoang chứa lớn, thực hiện nhiều vai trò khác nhau: cứu thương, trinh sát, điều khiển và tiếp tế. Nó có thể chở 11 lính được trang bị vũ khí đầy đủ để tác chiến, hay vận chuyển một khối lượng khổng lồ tên lửa, hỏa tiễn, pháo, các thiết bị điện tử. Vỏ bọc của nó có thể chống đầu đạn loại 23 mm.
1. Trực thăng chiến đấu AH-64d Apache Longbow
NSX: Boeing, 2 động cơ trục tua-bin T700-Ge-701c của hãng General Electric, trang bị: 1 pháo tự động 30 mm, 16 tên lửa chống tăng Hellfire, 76 hỏa tiễn không chống không 70 mm, tốc độ tối đa: 265km/giờ.
Lần đầu được đưa vào quân đội vào năm 1984, chiếc AH64-A Apache là câu trả lời của Mỹ cho nỗi sợ tấn công của Xô Viết từ mặt đất ở châu u trong Chiến tranh lạnh. 20 triệu USD đã được chi vào công nghệ vượt bậc này. Được chế tạo để tác chiến nơi tiền tuyến, nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong thời tiết khắc nghiệt với lớp bảo vệ và hệ thống hiển thị đường bay. Apache còn được trang bị vài công nghệ điện tử hàng không mới nhất như màn hình hiển thị định vị mục tiêu, hệ thống nhìn ban đêm, bản đồ toàn cầu và GPS.
Hoàng Trần Bảo Quyên
Bình luận (0)